Dàn ý chi tiết Thuyết minh tác phẩm tức nước vỡ bờ của tác Ngô Tất Tố
2 câu trả lời
Tham khảo ạ!
I. Mở bài
- Giới thiệu một vài nét chủ yếu nhất về tác giả Ngô Tất Tố: một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn, nông dân
- Giới thiệu về tác phẩm Tức nước vỡ bờ: Một tác phẩm tiêu biểu vạch trần bộ mặt tàn ác, vô nhân đạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh khó khăn
II. Thân bài
1. Tình thế gia đình chị Dậu
- Nguy ngập, khốn cùng:
- Thiếu sưu, nhà không còn của cải đáng giá.
- Đã bán 1 đứa con gái, 1 ổ chó, 2 gánh khoai để nộp suất sưu cho em chồng. Nhà không còn gì, con đói
- Anh Dậu bị bệnh, bị đánh trói đến ngất ⇒ khi chúng trả về, anh mới tỉnh
- Bọn tay sai đến đốc thúc nộp sưu
⇒ sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của nhà văn với tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân
2. Nhân vật cai lệ
- Thái độ: hống hách.
- Ngôn ngữ: hách dịch, kém văn hoá
- Hành động: đi thúc sưu nhưng luôn đem theo “roi song, tay thước, dây thừng”, đánh trói người vô tội vạ. Đánh cả phụ nữ.
⇒ Nghệ thuật khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động: Tên cai lệ nổi bật là tên côn đồ, vũ phu
⇒ qua việc miêu tả lối hành xử của cai lệ, nhà văn tố cáo bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời
3. Nhân vật chị Dậu
- Là người vợ luôn yêu thương chăm sóc chồng chu đáo: chăm sóc anh Dậu khi anh Dậu bị đánh ngất
- Vì sự an toàn của chồng, chị đã nhẫn nhục van xin tên cai lệ và người nhà lý trưởng
- Khi chúng đánh chị và sấn tới để trói anh Dậu, chị đã vùng lên đấu tranh, đánh ngã bọn này.
- Chị Dậu là một phụ nữ lao động giàu lòng yêu thương, nhường nhịn mà cũng tiềm tàng tinh thần phản kháng mạnh mẽ.
⇒ Qua đây, ta thấy sự phát hiện của tác giả về tâm hồn yêu thương, tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân vốn hiền lành, chất phác
III. Kết bài
- Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: Nghệ thuật tạo tình huống truyện có tính kịch, xây dựng nhân vật thông qua miêu tả chân thật, sinh động về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí...
- Đây là một đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc
Mở bài về đoạn trích tức nước vỡ bờ Ngô Tất Tố là nhà văn tài năng trong xã hội cũ thời bấy giờ. Một xã hội mua quan bán chức và xe thường những người dân nghèo. Do đó, từng câu từng chữ trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã lột tả hết sự gian manh của bọn quan lại trong thời thế nhiễu nhương của xã hội. Nổi bật trong đó là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” với câu chuyện về chị Dậu đã để lại ấn tượng mạnh xen lẫn sự phẫn uất trong lòng độc giả.
Thân bài thuyết minh về tác phẩm tức nước vỡ bờBi kịch của nhà chị Dậu
Mở đầu đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” chính là hình ảnh anh Dậu- chồng chị Dậu được người của bọn chức sắc đem “cái xác” của anh tù ngoài đình về nhà, do thiếu sưu thuế lâu ngày mà vẫn chưa trả đủ. Rồi chị Dậu cùng hàng xóm cứu anh Dậu tỉnh lại.
Nhà đã không còn gì để ăn nữa, nên chị Dậu đành phải đi vay mượn gạo về nấu cháo. Chị muốn anh Dậu khỏe hơn một tí, có thể ăn được cháo rồi mới tính đến chuyện trốn tránh.
Khung cảnh mở đầu đoạn trích đã lột tả cảnh nghèo túng của người dân lúc bấy giờ. Vợ chồng chị Dậu khổ sở đến mức không có gì để ăn, chứ đừng nói đến việc đóng thuế, vì vậy bọn quan lại mới vịn vào cớ đó mà hành hạ, đánh đập anh Dậu thừa sống thiếu chết, bởi bọn họ vốn xem trọng tiền của hơn tính mạng con người.
Sau đó, bọn cường hào ác bá vẫn không buông tha cho nhà chị Dậu, mấy tên cai lệ “ sầm sập tiến vào với những roi mây, tay thước và dây thừng”. Chúng không những hùng hổ, ra vẻ thị uy, chuẩn bị vật anh Dậu dậy, định bắt trói và tra tấn anh thêm lần nữa, chúng nhất định bắt anh “ói” tiền sưu thuế ra, nếu không thì anh Dậu chỉ còn là cái xác.
Tác giả đã miêu tả chân thật và tinh tế khung cảnh ác độc và tàn nhẫn của bọn cường hào đối với những người dân thường khốn khổ. Đầu tiên, bọn chúng muốn hù dọa vợ chồng anh Dậu nên “gõ đầu roi xuống đất”, kèm theo đó là tiếng thét “Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua, còn sóng đấy à? Nộp tiền sưu ! Mau.”.
Cứ như thế bọn cai lệ ung dung “trợn ngược hai mắt”, “quát”, rồi “giọng vẫn hầm hè” đe dọa. Dã man hơn, hắn còn sai người lý trưởng lao đến trói anh Dậu, nhưng anh ta sợ hành hạ người đang bị ốm nên không dám ra tay thì “ Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”. Thấy vậy, chị Dậu sợ chồng không chịu nổi trận đòn thứ hai nên vội van xin tên cai lệ. Ấy vậy mà hắn đánh luôn cả chị, rồi cứ thế tiến đến mà hành hung anh Dậu.
Từ những dòng văn Ngô Tất Tố miêu tả sự hung hăng của tên cai lệ, ta mới thấy được rằng sở dĩ hắn có quyền hành và ung dung đánh đập, chà đạp người khác như vậy là nhờ có sự chống lưng của bọn quan quyền phía sau. Vì thế hẳn thẳng tay tra tấn, quát tháo, thậm chí là đánh chết những người dân vô tội mà không cảm thấy thương xót cho họ dù chỉ một chút.
Thực chất, những tên cai lệ, hay người nhà lí trưởng đều là những kẻ tay sai ở nông thôn. Hán ta không có ý thức hay chức quyền gì, và cũng là một trong số những dân nghèo. Nhưng vì ham mê quyền lực mà theo làm tay sai cho bọn thống trị. Kể từ đó, hắn cũng trở nên hách dịch, tàn ác, nghĩ mình có chức có quyền mà quên đi những con người vốn cùng chung hoàn cảnh với mình.