Dặn con Chẳng ai muốn làm hành khất Tuổi trời đầy ở nhân giang Coi không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình xát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Con chó nhà mình thật hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không phải đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết có trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này... a/ Qua bài thơ "Dặn con" của tác giả Trần Nhuận Minh Em hiểu như thế nào về lời dặn con của người cha qua hai câu thơ: " Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào" b/ Tìm và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong bài thơ "Dặn con" c/ Những lời chia sẻ trong khổ cuối gợi lên những suy nghĩ gì ?(Trình bày thành một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng) MỌI NGƯỜI GIÚP VS Ạ MIK GẤP LẮM Ạ.
1 câu trả lời
a/ Qua bài thơ "Dặn con" của tác giả Trần Nhuận Minh Em hiểu như thế nào về lời dặn con của người cha qua hai câu thơ: " Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào"
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, những người hành khất vì cơ nhỡ mà có người phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, thậm chí còn có những người không có quê hương. Người cha dặn dò con không nên hỏi quê hương của họ bởi vì nhắc đến quê hương là nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau.. Từ đó, người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người tha hương cầu thực, không chỉ về mặt vật chất mà trên hết vẫn là sự đồng cảm về mặt tinh thần.
c/ Những lời chia sẻ trong khổ cuối gợi lên những suy nghĩ gì ?(Trình bày thành một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng)
Đoạn thơ tuy ngắn nhưng chứa đầy những lời dạy quý giá của người cha đối với đứa con của mình. Người cha dạy con biết bao nhiêu là điều. Đó là không nên cười giễu những người ăn mày, không nên hỏi quê hương họ ở đâu. Những lời dạy ấy thể hiện giá trị nhân văn rất sâu sắc. Qua lời dặn dò này, người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ. Dẫu cho họ có hoàn cảnh cơ cực, có úa tàn thì cũng không nên xa lánh họ, mà trái lại nên đồng cảm, chia sẻ và trân trọng họ. Cũng nên tinh tế khi chia sẻ với họ, đừng làm tổn thương tinh thần ngay khi về mặt vật chất họ cũng đã quá thiếu thốn. Những lời người cha dạy con xuất phát từ sự trải nghiệm trong cuộc sống. Gia đình mình chỉ “tạm” gọi là no ấm hơn những người hành khất tội nghiệp kia. Sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được bao lâu bởi cuộc sống luôn “vần xoay” biến đổi… Vì thế, con hãy sống giàu tình yêu thương, sẻ chia, trân trọng những người nghèo khổ, tu nhân tích đức, bởi biết đâu sau này bố cũng rơi vào tình cảnh như họ, và cũng được mọi người giúp đỡ, trân trọng như con đã làm.Như vậy, người cha đã đánh thức lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt không chỉ của con mình mà con của nhiều người khác.
Nếu thấy hay cho thì mình xin 5 sao và ctlhn nhé