Đặc trưng nổi bật của triết học C.Mác là gì

2 câu trả lời

 đặc trưng triết học Mác là triết học duy vật. Nhưng các nhà sáng lập của triết học đó không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ 18 mà những thiếu sót chủ yếu nhất của nó là máy móc, siêu hình và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã hội. Các ông đã khắc phục những thiếu sót ấy, đưa triết học tiến lên một bước phát triển mới bằng cách tiếp thu một cách có phê phán những thành quả của triết học cổ điển Đức, nhất là phép biện chứng trong hệ thống triết học của Hegel. Tuy nhiên, phép biện chứng của Hegel là phép biện chứng duy tâm, vì vậy, các nhà sáng lập Triết học Mác đã cải tạo nó, đặt nó trên lập trường duy vật. Chính trong quá trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hegel và phát triển tiếp tục chủ nghĩa duy vật cũ, trên cơ sở khái quát hoá những thành tựu của khoa học tự nhiên và thực tiễn cho đến giữa thế kỉ 19, Mác và Enghen đã tạo ra triết học của mình.

Triết học ấy sau này đã được Lenin phát triển thêm và trở thành Triết học Mác - Lenin. Triết học Mác - Lenin là triết học duy vật biện chứng triệt để. Lenin hy vọng khắc phục được những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Trong Triết học Mác - Lenin, các quan điểm duy vật về tự nhiên và về xã hội, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất.

Đặc trưng nổi bật của triết học C.Mắc là:

- Công cụ nhận thức vĩ đại để giai cấp công nhân nhận thức và cải tạo thế giới.

- Xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công; giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn đó là xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Những cống hiến vĩ đại của C.Mác trong lĩnh vực triết học đó là tạo nên sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng; sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; làm cho triết học trở thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng để giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

3 lượt xem
1 đáp án
14 giờ trước