Đặc trưng của trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2
1 câu trả lời
=> Trật tự thế giới mới sau CTTG thứ 2: trật tự 2 cực Ianta
* Sự hình thành:
- Đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối
=> Tình hình đó đặt ra cho các nước Đồng minh nhiều vấn đề cần giải quyết:
1. Việc đánh bại hoàn toàn các nước phát xít: Đức, Ý, Nhật cần sự phối hợp của các nước Liên Xô, Mỹ, Anh
2. Việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh đòi hỏi sự hợp tác, thống nhất giữa các nước chiến thắng.
3. Việc phân chia khu vực ảnh hưởng và khu vực đóng quân theo chế độ quân quản của các nước tham gia chống phát xít.
=> Liên Xô, Mĩ, Anh đã tổ chức Hội nghị cấp cao ở Ianta (Liên Xô), diễn ra từ 4 đến 11/2/1945.
Những quyết định của hội nghị
- Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
- Thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới
- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á
=> Những quyết định của hội nghị đã tạo ra khuôn khổ cho sự hình thành trật tự thế giới mới : "trật tự hai cực Ianta"
* Đặc trưng nổi bật: TG bị chia thành hai phe TBCN và XHCN do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe
- Đặc trưng 2 cực, 2 phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị TG và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX
-> sự đối đầu đó dẫn tới hệ quả là cuộc "chiến tranh lạnh" kéo dài vào bao trùm toàn TG 1947 - 1991
* Điểm khác biệt của Trật tự hai cực Ianta so với trật tự Vecxai – Oasinton
- Sự căng thẳng, gay gắt trong quan hệ giữa các nước đồng minh
- Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh là Liên Hợp Quốc, tiến bộ hơn so với Hội Quốc Liên trước kia
- “Cực” Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng GPDT...trên thế giới
- Giải quyết các vấn đề liên quan đối với các nước bại trận được thỏa đáng.
- Chiến tranh đã nổ ra sau khi trật tự Vecxai-Oasinhton được hình thành. Còn trật tự hai cực Ianta được thiết lập với một cực là Liên Xô luôn đấu tranh vì nền hòa bình thế giới.
* Sau hơn 40 năm trật tự Ianta bị xói mòn
- Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)
- Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là sự ra đời của khối EEC-1957
- Sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản, cùng với sự hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới
- Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ latinh
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài giữa Liên Xô và Mĩ đã khiến nền kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng, vị thế bị các nước khác đe dọa
* Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, “trật tự hai cực Ianta” bị phá vỡ.
- Khối Đông Âu bị phá vỡ, kéo theo sự chấm dứt hoạt động của khối Vacsava và khối SEV
- Liên Xô và Mĩ rút dần sự "có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới
- Thế hai cực giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô bị phá vỡ
- Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị -> mối lo ngại cho các nước: Liên Xô, Mĩ... buộc 2 nước phải kết thúc Chiến tranh lạnh
-> 1991 chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự 2 cực Ianta sụp đổ