Đặc điểm phong trào cọng nhân giai đoạn đầu ở VN? Vì sao?
1 câu trả lời
- Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, giai cấp công nhân non trẻ bắt đầu xuất hiện một số cuộc đấu tranh bỏ việc hoặc bãi công.
- Từ sau chiến tranh, do việc đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai nên số lượng công nhân tăng nhanh, phong trào công nhân cũng đã nổ ra nhiều hơn trước.
=> Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh của công nhân thời kì này còn ở mức độ thấp và còn phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung.
- Nhìn chung, phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1925 tuy đã phát triển nhưng còn trong thời kì mang tính “tự phát”, chưa tỏ rõ được là một lực lượng chính trị độc lập, chưa có ý thức rõ rệt về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình.
- Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son tháng 8/1925 đã thể hiện một bước trưởng thành quan trọng của công nhân Việt Nam, đã tỏ rõ ý thức về sức mạnh giai cấp của mình và tinh thần quốc tế vô sản của nó, giai cấp công nhân nước ta từ đây bắt đầu đi vào đấu tranh tự giác.