Đặc điểm nổi bật về cơ cấu dân số nước ta là j z ? Ai giúp mk vs
2 câu trả lời
Đặc điểm nổi bật về cơ cấu dấn số nước ta là:
- Cơ cấu dân số trẻ.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: đang có sự thay đổi
+ Tỉ lệ trẻ em (0 -14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.
+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.
- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.
- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:
+ Thấp ở các luồng xuất cư: đồng bằng sông Hồng.
+ Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước
a, Tình hình phát triển dân số nước ta trong thời kỳ 1960 – 2007:
- Dân số nước ta tăng nhanh. (d/c)
- Tốc độ gia tăng không đều giữa các giai đoạn:
+ 1931 - 1960: 1,85%
+ 1965 – 1975: 3,0%
+ 1979 – 1989: 2,1%
+ Hiện nay: Khoảng trên 1,0%
- Giải thích: Do kết quả của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, nên tốc độ gia tăng dân số đã giảm đi. Tuy nhiên, mỗi năm nước ta vẫn tăng hơn 1 triệu người.
b, Hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh.
Dân số nước ta tăng khá nhanh trong khi nền kinh tế còn chưa phát triển dẫn đến nhiều hậu quả:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng kinh tế hàng năm phải từ 3-4% và lương thực phải trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số trên 1% như hiện nay vẫn còn cao.
+ Khó giải quyết được hết việc làm vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm.
+ Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.
+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu theo ngành và theo lãnh thổ diễn ra chậm.
- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm do khai thác quá mức.
+ Môi trường ô nhiễm.
+ Không gian cư trú ngày càng trở nên hạn hẹp,…
- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:
+ Chất lượng cuộc sống chậm được nâng cao.
+ GDP/người thấp.
+ Các vấn đề phát triển giáo dục, văn hóa, y tế, cơ sở hạ tầng…bị hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.