C©u 22 : Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí, nguyện vọng của: A. Cán bộ công chức nhà nước B. Giai cấp công nhân C. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động D. Nhà nước C©u 23 : Chị Hiền và anh Thiện yêu nhau đã 2 năm và hai người bàn chuyện kết hôn. Bố chị muốn chị kết hôn với anh Thanh là người cùng xóm nên ông kiên quyết phản đối. Trình bày mãi với bố không được, cực chẳng đã, chị Hiền đã nói: Nếu bố cứ cản con là bố vi phạm pháp luật đấy. Khoản 3, điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Chị Hiền đã nêu ra Luật hôn nhân và gia đình để thuyết phục bố vì: A. Pháp luật quy định trình tự thủ tục pháp lí để công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình B. Pháp luật xác lập quyền và lợi ích hợp pháp của công dân C. Pháp luật phản ánh nguyện vọng của người cầm quyền trong xã hội D. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội C©u 24 : Đâu là hình thức sử dụng pháp luật trong các ví dụ sau: A. Anh An lựa chọn kinh doanh, sửa chữa điện thoại di động và gửi hồ sơ xin giấy phép đăng kinh doanh lên Ủy ban nhân dân huyện. B. Dừng lại trước đèn đỏ. C. Cảnh sát giao thông phạt tiền người tham gia giao thông đi ngược đường một chiều. D. Không kinh doanh thực phẩm bẩn. C©u 25 : Anh An tự ý nghỉ việc 1 ngày. Hành động của anh an là hành vi vi phạm: A. Kỉ luật B. Dân sự C. Hành chính D. Hình sự C©u 26 : Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm: A. Phạt tiền người vi phạm. B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác. C. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới. D. Lập lại trật tự xã hội. C©u 27 : Yêu cầu với các cá nhân, tổ chức khi thi hành pháp luật là A. Không được làm, nếu không sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. B. Buộc phải làm, nếu không sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. C. Có thể làm hoặc không làm D. Bắt buộc tuân theo các thủ tục, trình tự chặt chẽ do pháp luật quy định C©u 28 : Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới: A. Các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, các quy định đối với cán bộ, công chức nhà nước. B. Tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác. C. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. Các quy tắc quản lí nhà nước. C©u 29 : Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là A. Thông tư. B. Nghị quyết. C. Bộ luật. D. Hiến pháp. C©u 30 : Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới: A. Các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, các quy định đối với cán bộ, công chức nhà nước. B. Các quy tắc quản lí nhà nước. C. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. Tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác.
2 câu trả lời
Câu 22: C. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Câu 23: B. Pháp luật xác lập quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 24: C. Cảnh sát giao thông phạt tiền người tham gia giao thông đi ngược đường một chiều.
Câu 25: A. Kỉ luật.
Câu 26: B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
Câu 27: D. Bắt buộc tuân theo các thủ tục, trình tự chặt chẽ do pháp luật quy định.
Câu 28: A. Các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, các quy định đối với cán bộ, công chức nhà nước.
Câu 29: D. Hiến pháp.
Câu 30: C. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
------- Không hề đón bừa bãi. Not copy. Khẳng định là đúng 100% -------
@Mều.
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm