“Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân......bản đồ lai chữ.” Phân tích hình tượng sông Đà trong hai đoạn trích trên, từ đó nhận xét về sự độc đáo trong cách miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Tuân.
1 câu trả lời
Đáp án
I. Mở bài:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987), quê quán quận Thanh Xuân- Hà Nội, là nhà văn lớn, một nghệ sĩ lớn suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí quan trọng và đóng góp lớn cho cho nền văn học VN hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo.
- Tác phẩm: “Người lái đò Sông Đà” là bài tùy bút in trong tập “Sông Đà” (1960), là thành quả nghệ thuật mà tác giả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc. Chuyến đi không phải chỉ để thỏa mãn niềm khát khao “xê dịch” của tác giả mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên, đặc biệt là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn con người Tây Bắc, được kết đọng ở hình tượng người lái đò Sông Đà.
* Khái quát vấn đề nghị luận: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái tôi của nhà văn Nguyễn Tuân.
II. Thân bài:
1. Cảm nhận về sông Đà theo đoạn trích.
- Sông Đà được miêu tả ở nhiều góc nhìn với vẻ đẹp phong phú, đa dạng:
+ Từ trên cao nhìn xuống: sông Đà xinh đẹp như một mĩ nhân: dòng sông uốn lượn mềm mại, êm đềm của con sông như mái tóc của người thiếu nữ diễm kiều, hài hòa với thiên nhiên Tây Bắc; nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng.
+ Khi đi đường rừng: sông Đà gợi cảm như một cố nhân: Sông Đà trong trẻo, hồn nhiên; ấm áp, thân thương.
+ Khi đi thuyền trên sông: sông Đà xinh đẹp, gợi cảm, vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích vừa mơn nởm, tràn trề nhựa sống; vừa tình tứ như một tình nhân.
- Hình tượng sông Đà được thể hiện bằng ngôn ngữ phong phú, tinh tế, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc; câu văn giàu nhịp điệu; nghệ thuật nhân hóa, so sánh gợi những liên tưởng độc đáo, bất ngờ, thú vị.
=> Tình yêu và niềm tự hào sâu sắc của nhà văn về thiên nhiên, đất nước.
III. Kết bài
- Khẳng định lại nội dung nghệ th