Con người việt nam trong mối quan hệ với tự nhiên? Dẫn chứng

2 câu trả lời

người vn có mối quan hệ là trồng lúa , trồng rừng mận mặn và .v...v...

Ở Việt Nam, ngay từ khi tiến hành cách mạng khoa học - công nghệ và phát triển kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tích cực bảo vệ môi trường và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên; cho nên chưa gặp nhiều những khó khăn nghiêm trọng về môi trường. Tuy vậy, sản xuất của chúng ta tỷ lệ không nhỏ theo quy trình cũ và thiết bị lạc hậu, cùng với công tác tổ chức, quản lý đang từng bước hoàn thiện, tâm lý xã hội đi từ nền sản xuất nhỏ…. do đó dẫn đến những hạn chế, thiếu sót, bất cập trong quan hệ với tự nhiên đáng lo ngại. Nạn rác thải, nước thải, khói bụi, tiếng ồn, dịch bệnh ở một số trung tâm công nghiệp, làng nghề, đô thị, cả không ít những vùng nông thôn, trường học, bệnh viện… đe dọa lớn đến sức khỏe cộng đồng. Những bãi vàng thổ phỉ; những máy, công trường nghiền và khai thác đá ngày đêm tàn phá và làm rung chuyển núi rừng, dẫn đến những thay đổi kết cấu địa chất đã và đang xuất hiện những tai họa.

Thiên nhiên đang giận dữ và trực tiếp trút tai họa xuống con người khi con người không đồng hành với quy luật của nó. Cùng với những lợi ích vô cùng to lớn của thủy điện phải kể đến những thách thức và những mối đe dọa về môi trường từ hệ thống này. Theo đó, rừng đầu nguồn bị phá chặt, khai thác bừa bãi, đã kéo theo những hiện tượng thiên nhiên bất thường ở khắp nơi. Trong những năm gần đây, hạn hán, bão lũ dội xuống miền Trung; lốc xoáy, lũ quét tàn phá nhiều tỉnh miền núi phía Bắc; TP Hồ Chí Minh, Bình Dương bất ngờ ngập lụt, trong khi người dân vựa lúa, vựa cá Đồng bằng sông Cửu Long khắc khoải chờ lũ về; Thủ đô Hà Nội có lúc "phố cũng như sông", còn vùng cao, nhiều dòng suối cạn đến trơ đáy...

Có thể nói, vấn đề môi trường sinh thái nói chung, ở nước ta nói riêng hiện nay rất phức tạp và cấp bách. Trước tình hình ấy, những tư tưởng của Ph.Ăngghen, một mặt, giúp chúng ta có phương hướng hợp lý để vừa khai thác, sử dụng thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội, vừa xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên, coi “tự nhiên như người mẹ”, môi trường sống, là “thân thể vô cơ” của mình.

Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những biện pháp có tính chiến lược lâu dài vì sự phát triển bền vững và những biện pháp tình thế; giữa việc phát huy nội lực (luật pháp, chính sách, quản lí giáo dục…) với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống. Dưới đây, bài viết đề cập tới một số giải pháp có tính phương pháp luận.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm