có ý kiến cho rằng :Ở truyện ngắn Vợ nhặt , Kim Lân chú tâm miêu tả kĩ lưỡng hiện thực tàn khốc trong nạn đói thê thảm năm 1945. Ý kiến khác thì nhấn mạnh : Ở tác phẩm này , nhà văn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân nghèo sau caiis bề ngoài đói khát , xác xơ của họ Từ cảm nhận của mình về đoạn trích sau , anh/ chị hãy bình luận những ý kiến trên

1 câu trả lời

Dàn ý tham khảo

A. Mở bài 

- Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm " Vợ nhặt "

- Giới thiệu vấn đề nghị luận , trích dẫn hai ý kiến

B. Thân bài

1. Giải thích

- “Hiện thực tàn khốc” là toàn bộ hiện thực đời sống vô cùng khắc nghiệt, gây hậu quả nghiêm trọng, đau xót cho con người

=> Ý kiến 1 nhắc đến việc nhà văn đã tái hiện thành công hiện thực cuộc sống cùng quẫn , thảm khốc của con người trong nạn đói năm 1945

- “Vẻ đẹp tiềm ẩn” là vẻ đẹp của đời sống nội tâm, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của đạo lí, tình nghĩa,…còn ẩn giấu bên trong cái vẻ ngoài tầm thường, xấu xí. 

=> Ý kiến 2 đã ca ngợi và đề cao phẩm chất cao đẹp của con người trong nạn đói.

⇒⇒ Cả hai ý kiến đã bổ sung cho nhau , góp phần khắc họa toàn cảnh bức tranh cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn con người trong nạn đói thảm khốc năm 1945.

2. Chứng minh

a. Ở truyện ngắn Vợ nhặt , Kim Lân chú tâm miêu tả kĩ lưỡng hiện thực tàn khốc trong nạn đói thê thảm năm 1945.

- Người chết như ngả rạ

- Không hôm nào người ta ra đồng mà không thấy ba, bốn cái thây nằm còng queo ngoài đường 

- Mùi tử khí bốc lên , tiếng quạ kêu đầy ngoài đồng.

- Đặc biệt nhất , cái đói đã đẩy con người đến tình trạng bi hài kịch , mạng người có thể trở nên rẻ rúng , có thể nhặt được như người ta nhặt bất cứ thứ gì. 

=> Nhà văn đã miêu tả một cách chính xác và đầy đủ về nạn đói khủng khiếp năm 1945 , đưa người đọc trở về những năm tháng lịch sử đau thương với cái chết thương tâm của 2 triệu đồng bào chết vì đói . Đồng thời, tác giả cho người đọc thấy được tình cảnh thê lương , cuộc sống khốn khổ của người dân lúc bấy giờ .

b. Ở tác phẩm này , nhà văn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát , xác xơ của họ.

- Đầu tiên là nhân vật Tràng : 

+ Là người lao động nghèo khổ , lam lũ 

+ Tính tình bộc tuệch , bộc toạc , phần trẻ con nhiều hơn phần người lớn.

+ Tràng đang ế vợ thì tự dưng có vợ theo không chỉ với một vài câu bông đùa và 4 bát bánh đúc . 

+ Hạnh phúc gia đình khiến chàng thay đổi : sống gắn bó và sống có trách nhiệm với gia đình hơn.

=> Thể hiện vẻ đẹp của tình người : cưu mang con người trong hoàn cảnh khốn khổ , thể hiện khát vọng hạnh phúc gia đình, niềm tin ở tương lai tươi sáng .

- Tiếp đến là nhân vật Thị :

+ Trước khi làm vợ của Tràng, thị là người phụ nữ nghèo khổ, không tài sản , không nhan sắc , bị cái đói dồn đến bước đường cùng nên có lúc mất đi vẻ đẹp dịu dàng , nữ tính (ăn một mạch 4 bát bánh đúc, theo không một người đàn ông xa lạ )

+ Sau khi làm vợ của Tràng , Thi từ một người phụ nữ chỏng lỏn trở thành một người có tư cách ( biết xấu hổ, ngượng ngùng trước ánh mắt nhìn ngó của mọi người , ra mắt mẹ chồng với tư thế khép nép , đảm đang trong việc dọn dẹp nhà cửa , chăm lo gia đình)

=> Niềm khao khát sống , khao khát hạnh phúc của người con gái đang ở bên bờ vực của cái chết .

- Cuối cùng là nhân vật bà cụ Tứ :

+ Bà là điển hình cho người mẹ nông dân nghèo khổ nhưng rất mực thương con

+ Thấy tràng có vợ : bà ngạc nhiên , vui , thấy lo cho con vì không biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cái nạn đói này hay không.

+ Bà gieo cho con niềm tin : Không ai giàu ba họ , không ai khó ba đời.

+ Bà cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa , ăn bữa cơm gia đình đầm ấm

=> Ca ngợi sức mạnh của tình người , tình yêu thương . Bà cụ Tứ chính là đại diện cho người mẹ Việt Nam đầy đức hi sinh cao đẹp.

C. Kết bài

- Khẳng định tài năng của tác giả Kim Lân trong việc khắc họa hiện thực cuộc sống và ca ngợi giá trị phẩm chất con người.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

4 lượt xem
1 đáp án
1 giờ trước