Có ý kiến cho rằng:"Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thieen nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong ngục tù cực khổ tối tăm'

2 câu trả lời

I, MB:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 

- Nêu ý kiến

II, TB:

 1, Giaỉ thích

   -HCST

   - Giaỉ thích: ý kién đã nêu lên những vấn đề trung tâm của bài thơ, vừa cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ugn dung của vị lãnh tụ

 2, Chứng minh

  a, ''ngắm trăng là 1 bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê 

 - Hoàn cảnh ngắm trăng: thiếu thốn đủ thứ

  - Câu 2: + Nại nhược hà: biết là thế nào? Bối rối

+ Khó hững hờ:  lời khẳng định bình thản-> Hình ảnh cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng, cảm xúc của người yêu trăng đang ở chốn lao tù.

 * Hai câu cuối: Cuộc vượt ngục tinh thần:

- Nhân, thi gia nhà tù, song nguyệt, trăng : Xiềng xích, gông cùm không khóa được hồn người thi sĩ. Đó là vượt lên hoàn cảnh mà cống hiến.

->Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù cách mạng, thi sĩ với vầng trăng. Thi sĩ thả hồn ra ngoài cửa tù để giao hòa với vầng trăng tự do và trăng cũng say đắm ngắm thi nhân trăng và người trở thành tri âm, tri kỉ

- Nguyệt khán thi gia: trăng ngắm nhà thơ nhân hóa: người và trăng thân thiết, là tri âm tri kỉ

->Cuộc vượt ngục tinh thần:trong lao tù vẫn có vần thơ đẹp. Đó cũng chính là chất thép trong thơ Bác.

b, phong thái ung dung của bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm"

 - Hoàn cảnh ngục tù thế nhưng Bác không vướng bận vật chất vẫn thẻ hiện ý chí, nghị lực phi thường

- Bác luôn hướng đến ánh snags của hi vọng, của thế giới bên ngoài, về bầu trời tự do

3, Đánh giá chung

  -ND:

  -NT:

III, KB: Khẳng định lại ý kiến

*bài viét tham khảo

Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ. Trong đó không thể không kể đến bài "Ngắm trăng" là bài thơ tuyệt bút của Hồ Chí Minh. Nhận xét về bài thơ, có ý kiến cho rằng: ''ngắm trăng là 1 bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm".

"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Trong suốt thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải đi gần ba mươi nhà giam của tỉnh Quảng Tây, Bác đã viết tập thơ "Nhật kí trong tù" với mục đích "ngâm ngợi cho khuây". Có lẽ trong hoàn cảnh bị giam giữ khổ cực như vậy ít ai có hứng thú làm thơ. Nhưng với Bác thì khác, một con người yêu thiên nhiên không thể quay lưng lại với cái đẹp. Chẳng vậy mà Người đã viết:

"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ";

Hình ảnh người nghệ sĩ hiện lên thật rõ nét với tình yêu trăng, yêu thiên nhiên và tình yêu cái đẹp sâu sắc. Nói cách khác, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ đầy chất thi sĩ, lãng mạn. Dù cho hoàn cảnh của thực tại có thiếu thốn, tù túng đến đâu đi chăng nữa thì Bác vẫn hướng ra vẻ đẹp của ngoại cảnh. Hoa cũng là biểu tượng của cái đẹp và thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Hoa và rượu sẽ giúp cho buổi ngắm trăng thêm thi vị nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng cũng đã là một điều quý giá. Hơn nữa, giữa chốn ngục tù với thân phận một kẻ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam phải chịu nhiều khổ cực thì làm sao có thể có được những thứ đó?

Nếu không phải con người yêu thiên nhiên thì Bác đã "hững hờ" và không quan tâm đến ngoại cảnh. Nhưng Bác lại là người "Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa" (Tố Hữu) nên trước cảnh đẹp Bác mang tâm trạng bối rối, chưa biết đón tiếp trăng như thế nào. Vì sao Người lại rơi vào tình trạng khó xử như vậy? Người xưa thường ngắm trăng trong một không gian thoáng đãng tạo sự thư thái, có rượu, có hoa để thêm phần thi vị. Còn Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh không được tự do, Bác ngắm trăng trong tù ngục tăm tối không có hương hoa thơm ngát cũng không có men rượu say nồng. Xiềng xích hay dây trói cũng chỉ giam cầm được thân thể Bác mà không thể nào giam cầm được tinh thần người chiến sĩ cách mạng của dân tộc.

Làm sao Bác có thể thờ ơ được với người bạn tri kỷ này đây? Vượt lên mọi sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng tất cả những gì mình có. Đó là phong thái ung dung, sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của nước nhà:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Chúng ta không chỉ thấy được hình ảnh Bác Hồ với tình yêu thiên nhiên sâu sắc mà còn thấy được hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên, ánh trăng. Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ của Người còn thể hiện một tinh thần "thép" trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ và khắc nghiệt. Chính tình yêu thiên nhiên đã làm nên chất "thép" ngời sáng có sức mạnh chiến thắng mọi nghịch cảnh của Bác. Chất "thép" trong thơ Bác còn là tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân. Nó còn là sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng, vào con đường giải phóng dân tộc. Tinh thần ấy cũng được Bác thể hiện trong bài thơ "Tự khuyên mình":

"Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng".

Mặc dù bị ngăn cách bởi những song sắt của nhà tù nhưng người và trăng vẫn hướng đến nhau, vượt qua mọi khoảng cách và rào cản để cùng đồng điệu. Trăng đã "nhòm" tận vào khe cửa để "ngắm nhà thơ" thì hà cớ gì người nghệ sĩ lại từ chối khoảnh khắc đó. Ánh trăng soi chiếu cả không gian, ánh sáng ấy còn tượng trưng cho ánh sáng cách mạng đưa dân tộc ta thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than. Sự đăng đối của hai hình ảnh người và trăng cùng biện pháp nhân hóa "trăng - nhòm khe cửa - ngắm nhà thơ" đã góp phần tạo nên sự thành công trong việc khắc họa hình ảnh Bác Hồ. Màu sắc cổ điển kết hợp với màu sắc hiện đại đã tạo nên một phong cách thơ độc đáo. Bài thơ có cách kết thúc đầy bất ngờ nhưng lại hết sức hợp lí. Mở đầu bài thơ là từ "ngục trung" và kết thúc bài thơ là từ "thi gia" đã giúp người đọc thấy được hình ảnh của Bác vượt lên trên hoàn cảnh để có được phong thái ung dung, thư thái ngắm trăng và ẩn đằng sau tình yêu thiên nhiên ấy là một tinh thần "thép" rất đáng trân trọng.

Mở bài: - Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm " Ngắm trăng ''

- Trích dẫn ý kiến : "Ngắm trăng là một bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung ung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm".

Thân bài:

1. Giải thích: 

- Hồ Chí Minh vốn là người thích sống hòa mình với thiên nhiên, yêu thiên nhiên đến say mê. Cho dù bị giam hãm nơi chốn ngục tù cực khổ, tăm tối nhưng Bác vẫn tìm đến bầu bạn với thiên nhiên, với vầng trăng. Ở Người luôn toát lên một phong thái ung dung, lạc quan, vượt lên làm chủ hoàn cảnh, ....

- Chất chiến sĩ và thi sĩ ấy của Bác được thể hiện trong Ngắm trăng - một bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc. Bài thơ rút trong tập "Nhật kí trong tù" (1942 - 1943).

2. Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên và phong thái ung ung của Bác Hồ trong bài thơ: 

- Tình yêu thiên nhiên:

+ Nhan đề “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) thể hiện sự say đắm thiên nhiên. 

+ Câu thơ thứ nhất thể hiện hoàn cảnh ngắm trăng rất đặc biệt: Trong chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ – người tù bị xiềng xích, đọa đày cực khổ, những thú vui tinh thần để thưởng trăng của các bậc tao nhân đều thiếu. Nhưng gặp cảnh trăng đẹp, Người khao khát ngắm trăng và lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa. 

+ Câu thứ hai thể hiện cái xốn xang bối rối, rất nghệ sĩ. Người tù Hồ Chí Minh vẫn là một con người yêu thiên nhiên đến say mê và hồn nhiên rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp. (0,5 điểm) + Hai câu sau thể hiện mối giao hòa đặc biệt giữa người tù với trăng. Giữa người và trăng đều có song sắt nhà tù ngăn cách. Nhưng hồn người vẫn tìm đến trăng và trăng vẫn vượt qua song tìm ngắm nhà thơ trong tù. Người – trăng chủ động đến với nhau bằng sức mạnh tình yêu: ánh sáng, cái đẹp và tự do. Có thể nói đó là “một cuộc vượt ngục tinh thần” của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. 

- Phong thái ung ung:

+ Cảnh ngắm trăng còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh. Nhà tù bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau.

+ Người tù cách mạng không hề vướng bận những cùm xích, đói rét, chế độ nhà tù thô bạo... , tâm hồn vẫn tự do, ung dung tận hưởng cảnh trăng đẹp. 

3. Biểu hiện của một bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc:

- Đề tài khá phổ biến, hấp dẫn "Vọng nguyệt", sử dụng thi liệu cổ (rượu, trăng, hoa).

- Cấu trúc đăng đối của 2 câu cuối làm nổi bật tình cảm song phương: người – trăng; hình ảnh chủ thể trữ tình ung dung, tự tại... ; nghệ thuật nhân hoá sáng tạo cho thấy trăng và người gắn bó, thành tri âm tri kỉ. Tất cả đã tạo nên nét riêng trong thơ Bác.

Kết bài: - Đánh giá: Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc cho thấy tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. Đó là biểu hiện của chất thi sĩ và tâm hồn chiến sĩ ở con người Hồ Chí Minh.

- Thể hiện thái độ, tình cảm với thơ Bác. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
13 giờ trước