Có ý kiến cho rằng: " bài thơ Tây Tiến đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội". Ý kiến khác lại cho rằng: " Đó là thiên nhiên thơ mộng, trữ tình". Anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.( lập dàn ý chi tiết) Mn giúp mk bài này vs
2 câu trả lời
1. Mở bài:
_Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài với khả năng vẽ tranh, làm thơ, sáng tác nhạc, viết văn... Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Tây Tiến là bài thơ tiêu biết nhất cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Và là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài người lính trong kháng chiến chống Pháp.
_Trích dẫn ý kiến.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
_Thiên nhiên hoang sơ, dữ dội là thiên nhiên kì vĩ, mang lại những cảm giác mạnh cho con người. Thiên nhiên này thường gắn với những nguy hiểm, những thách thức cho con người.
_Thiên nhiên thơ mộng ,trữ tình là thiên nhiên tươi đẹp, mang theo lãng mạn và gợi con người đến với những cảm xúc đẹp.
_Nhân xét: Hai ý kiến bổ sung cho nhau và làm đẹp bức tranh thiên nhiên chiến trường miền Tây gian khó.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
_Bài thơ viết vào năm 1948 tại Phù Lưu Chanh. Bài thơ được gợi ra từ nỗi nhớ của tác giả Quang Dũng với binh đoàn Tây Tiến xưa- nơi tác giả từng làm đại đội trưởng.
_Tây Tiến là đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt Lào.
_Ban đầu bài thơ tên là Nhớ Tây Tiến, sau đó được tác giả bỏ đi chữ nhớ vì ông cho rằng cảm xúc đó đã bao trùm toàn bài.
c. Thiên nhiên hoang sơ, dữ dội: được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dốc núi muôn phần hiểm trở cùng thách thức của núi rừng đại ngàn.
+ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi“: Sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng và ngăn cản tầm nhìn người chiến sĩ làm khó khăn lại thêm tiếp nối khó khăn.
+ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống“: Những dốc núi quanh co, trùng điệp và vô cùng nguy hiểm với đoàn hành quân. Từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm diễn tả cái chênh vênh của núi rừng. Đây còn là những nơi hoang vắng và cao vời vợi, chỉ một chút sơ ý, con người có thể sẽ phải trả giá đắt. Số từ "ngàn thước" diễn tả sự vô cùng vô tận của đoạn đường gập ghềnh, trắc trở trong đường hành quân của người lính.
+ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người“: tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm tô điểm thêm cái hoang lạnh và đáng sợ của vùng đất hiểm trở này. Không gian chiều chiều khiến cảm giác an toàn và khản năng phòng ngự ở con người bị giảm đi trong rợn ngợp của núi rừng.
d. Thiên nhiên thơ mộng, trữ tình:
+ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi“: gắn với địa danh cụ thể là gắn vói nỗi nhớ về đêm hành quân đặc biệt. Hoa rừng tỏa hương trong đêm hay là một liên tưởng đầy thi vị và lãng mạn. Hoa đó không chỉ là hoa thiên nhiên mà còn có thể là đuốc hoa soi đường cho người lính.
+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi“: cả một câu thơ toàn thanh bằng gợi ra vẻ đẹp êm dịu của nơi đây. Đó là vùng thung lũng êm ả như một hòn đảo giữa mênh mang biển nước. Mưa xa khơi còn tạo nên cái đẹp của thiên nhiên đang giăng mắc lên tất cả và tạo ra không gian tiên cảnh trong lòng người từ xa ngắm nhìn.
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy/ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ/ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa“: Không gian chiều sương với hoa lau xao xác trắng xóa núi rừn đâu chỉ là thiên nhiên của một chiều buồn giàu xúc cảm. Hoa lau trắng kia hay chính là hương hồn của những người lính đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Và đẹp vô cùng những hoa đong đưa. Giữa dòng nước lũ- một thứ đầy dữ dội, nó đối lập với nét mềm mại của hoa- vẻ đẹp nữ tính dịu dàng.
e, Tổng kết:
Cả hai ý kiến đều đã bổ sung và góp phần làm hoàn thiện bức tranh thiên nhiên Tây Tiến trên nhiều chiều cạnh.
_Nghệ thuật: từ láy, so sánh, liệt kê, nhịp thơ linh hoạt...
_Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến như được vẽ ra bằng họa, bằng nhạc. Bức tranh thiên nhiên vừa là thách thức, vừa là động lực tinh thần lớn lao cho bước chân hành quân của người lính thêm phần vững chãi.
3. Kết bài:
Tây Tiến là một thi phẩm độc đáo của văn học Việt Nam. Và mỗi bạn đọc sẽ nhớ mãi về thiên nhiên Tây Tiến hoang sơ, dữ dội nhưng cũng rất đỗi trữ tình, thơ mộng. Nét đẹp của thiên nhiên Tây Tiến là nét đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam.
I. Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
+ Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Ở phương diện thơ ca, Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
+ “Tây Tiến” là bài thơ thể hiện tập trung nhất những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Quang Dũng. Bài thơ được coi là một kiệt tác về đề tài người lính thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bài thơ, với cảm hứng lãng mạn bay bổng mà vẫn đậm chất hiện thực, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên của núi rừng miền Tây: vừa hùng vĩ, dữ dội vừa mĩ lệ, nên thơ.
II. Thân bài:
- Giải thích, khái lược về vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội: rộng lớn, gây được ấn tượng mạnh mẽ, và cả đáng sợ; vẻ đẹp nên thơ, mỹ lệ: quyến rũ, huyền ảo.
- Phân tích các căn cứ để làm rõ vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội và lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
- Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng. Cụ thể là:
+ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi“: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng.
+ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống“: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu.
+ “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người“: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời.
- Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng miền Tây chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ miêu tả hoa, mưa rừng, chiều sương,… Cụ thể là:
+ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi“: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương.
+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi“: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa.
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy – Có thấy hồn lau nẻo bến bờ – … Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa“: Một chiều sương với hoa lau xao xác trắng xóa núi rừng; sắc trắng của hoa lau trong chiều sương nhạt nhòa, mờ ảo, cái phơ phất của ngàn lau trong xào xạc gió núi…đã khiến cho rừng lau như trở nên có linh hồn. Những bông hoa rừng như những cô gái đang soi mình làm duyên trên sông nước chòng chành, sóng sánh.
Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp vừa hùng vĩ dữ dội vừa lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc bằng bút pháp hiện thực kết hợp bút pháp lãng mạn.
Khắc họa thiên nhiên Tây Bắc, nhà thơ không chỉ vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh về núi rừng vừa hiểm trở, dưa dội vừa lãng mạn, trữ tình đến nên thơ mà còn gián tiếp cho thấy hình tượng người lính Tây Tiến với sức mạnh hào hùng, khí thế oanh liệt và vẻ đẹp hào hoa, kiêu hùng, lãng mạn. Thiên niên chính là cái nền cảnh để nhà thơ làm nổi bật lên hình ảnh của con người.
III. Kết bài:
Vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội vừa lãng mạn, trữ tình của thiên nhiên núi rừng miền Tây ấy là một trong những nét làm nên giá trị của bài thơ và thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của bậc tài tử Quang Dũng.