Cơ sở hình thành? ,thành tựu? ,ý nghĩa? sự ra đời của lịch pháp và thiên văn học

2 câu trả lời

Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

*Cơ sở hình thành:

-Nhu cầu sản xuất trong ngành nông nghiệp

-Nhu cầu về vấn đề trị thủy cho các dòng sông

⇒Lịch pháp và thiên văn học được ra đời

*Thành tựu:

-Tạo ra nông lịch:1 năm có 365 ngày và 12 tháng

-Chu kì thời gian:ngày,tuần,tháng,năm

-Đo đạc thời gian dựa vào Mặt trời,1 ngày có 24 giờ

-.........

*Ý nghĩa:

-Đặt nền móng của tri thức nhân loại trong lĩnh vực Thiên văn

-Tạo nên cơ sở tính toán chu kì thời gian và mùa để giúp cho việc gieo trồng được hợp với thời vụ→Mang lại hiệu quả,năng suất nông nghiệp cao

-Thể hiện sự văn minh,tiến bộ,sự sáng tạo của người dân phương Đông

@TriLeCongTri

Câu hỏi trong lớp Xem thêm