Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è , nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại... - Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hân hoan. Thằng Chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí vị trí với giặc ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?... - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào... Từ “cổ” trong đoạn trích trên được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Tìm một từ “cổ” có cách hiểu khác với cách hiểu nghĩa của “cổ” trong đoạn trích trên
2 câu trả lời
Từ cổ trong đoạn trên được hiểu theo nghĩa gốc(bộ phận cơ thể con người)
Từ cổ có cách hiểu khách với từ trên: cổ xưa(cổ:cũ)
Chúc bạn học tốt. Mong bạn vote 5* và câu trả lời đúng nhất
#phuongthao1239
"Một lúc lâu ông mới rặn è è , nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:"
Từ "cổ" trong văn bản trên dùng với nghĩa gốc.
* nghĩa gốc từ "cổ": là bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân.
__
Tìm một từ “cổ” có cách hiểu khác với cách hiểu nghĩa của “cổ” trong đoạn trích trên
- Nghĩa khác nghĩa của từ "cổ": cổ hủ; cổ áo;. . .
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm