có đúng hay không khi cho rằng hiệp ước Bali năm 1976 mở ra thời kì phát triển mới cho tổ chức Asean .Giải thích tại sao Việt Nam gia nhập Asean vào năm 1995
2 câu trả lời
* Trong giai đoạn 1967 - 1975 ASEAN còn là 1 tổ chức non trẻ, sự hợp tác còn lỏng lẻo chưa có vị trí trên trường quốc tế.
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (2/1976). Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực đối với nhau; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình ; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
=> Hiệp ước Bali đã mở ra thời kì phát triểm mới của ASEAN
* Vào ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN. VN gia nhập vào năm 1995 vì:
- Trong khu vực vấn đề Camuchia được giải quyết, những mâu thuẫn, những nghi kị lẫn nhau giữa 2 khối nước Đông Dương và ASEAN bị xóa bỏ
- 1995: Mĩ và VN bình thường hóa quan hệ -> VN thoát khỏi thế "bao vây, cấm vận" của Mĩ, mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa 2 nước
=> VN có đủ điều kiện để gia nhập ASEAN
Trước khi hội nghị cấp cao được diễn ra tại Bali (2/1976), Asean là một tổ chức non trẻ, lỏng lẻo. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali). Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:
- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Việt Nam gia nhập Asean vào năm 1995 vì
Năm 1995, Chiến tranh lạnh đã lùi xa, thế giới đang nổi lên những thay đổi từ đối đầu sang đối thoại, xu thế hội nhập và phát triển giữa các nước trở nên mạnh mẽ. Các nước đều có nhu cầu hợp tác cùng phát triển và từ đây, kinh tế được xem trọng trong chính sách của mỗi nước. Vào lúc này, Liên Xô và Đông Âu đã tan rã dẫn đến việc Việt Nam bị mất đi một chỗ dựa, một sự viện trợ lớn. Việc gia nhập vào một tổ chức khu vực càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Một lý do chính thúc đẩy sự tham gia ASEAN của Việt Nam vào năm 1995 là vấn đề kinh tế. Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam lúc này chưa phát triển được: tiềm năng kinh tế thì có nhưng lại thiếu nguồn lực để khai thác và sử dụng. Việt Nam tuy có mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều nước (có thể coi một mặt là để củng cố về an ninh) nhưng chưa có sự hợp tác, đầu tư về kinh tế từ nhiều nước. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN sớm nhất có thể trở thành một điều tất yếu. Nó góp phần thúc đẩy sự rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới; tạo điều kiện mở rộng thêm việc trao đổi hàng hóa và hợp tác kinh tế của Việt Nam với các trong và ngoài khu vực ASEAN.