Có ai bt các nhà văn , nhà thơ ở bình dương ko cho mk xin ( nêu rõ luôn nha)

2 câu trả lời

“Văn học là ánh sáng lý trí, nó giống như mặt trời, đôi khi có thể làm cho chúng ta nhìn thấy thứ mà chúng ta không thích.”

JOHANSON (ANH)

Tìm Hieåu Moät Soá Nhaø Vaên,
Nhaø Thô Tieâu Bieåu ÔÛû Bình Dương
1. Tiểu sử
- Huỳnh Văn Nghệ (2/2/1914 - 5/3/1977)quê tại làng Tân Tịch, tổng Chánh Mỹ Hạ, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương)
- Là một nhà hoạt động chính trị và là một chỉ huy quân sự Việt Nam, nổi tiếng về tài thi ca, có những câu thơ được nhiều người truyền tụng.
- Ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm chính:
Nhớ Bắc (1942)
Lịch sử quê hương (1954)
- Thơ của ông giản dị mà gần
gủi, đầy cảm hứng mà sâu sắc,
hồn nhiên mà xúc động
- Chính vì thế mà nhân dân và
đồng đội gọi ông là “Thi tướng
rừng xanh”.
Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ
Ở Huỳnh Văn Nghệ nhiệm vụ chiến sĩ và sứ mệnh thi sĩ đã hoà quyện với nhau, như chính lời ông viết:

Tôi là người lăn lóc giữa đường trần,
Không phân biệt lúc mài gươm múa bút.
Đời chiến sĩ máu hoà lệ, mực
Còn yêu thương là chiến đấu không thôi
Suốt một đời gươm chẳng ráo mồ hôi
Thì không lẽ bút phải chờ kiếp khác.
Trên lưng ngựa múa gươm và ca hát,
Lòng ta say chiến trận đến thành thơ…

1. Tiểu sử
- Bình Nguyên Lộc (7/3/1914 – 7/3/1987) tên thật là Tô Văn Tuấn sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).
- Là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm chính:
Đò dọc (1958)
Gieo gió gặt bão (1959)
- Bình Nguyên Lộc được ca ngợi là nhà ảo thuật về ngôn từ, khi ông luôn có lối so sánh với những hình dung từ chính xác, đắc địa, hiện đại và tài hoa.
Nhà văn Bình Nguyên Lộc
1. Tiểu sử
- Lý Lan (16/7/1957) tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếng Anh của Việt Nam.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm chính:
Tùy bút Cổng trường mở ra
Truyện ngắn Đất Khách
- Bà cũng là người dịch truyện Harry Potter sang tiếng Việt.
Nhà văn Lý Lan
1. Tiểu sử
- Trần Bình Dương (1954 – 8/4/2010) tên thật là Trần Minh Châu.
- Dạy học, làm báo, sáng tác văn học.
- Ủy viên BCH Hội Văn học - Nghệ thuật, Phó Chủ tịch Thường trực Hội VHNT Bình Dương.
- 5 lần đoạt giải I thơ trong và ngoài tỉnh (1972- 1985).

2. Tác phẩm
- Tác phẩm chính
Bi kịch trắng (tập truyện ngắn)
Đi về phía mặt trời (thơ)
Linh hồn của quỷ (tiểu thuyết)
Nhà văn Trần Bình Dương

- HUỲNH VĂN NGHỆ

Huỳnh Văn Nghệ (bí danh Hoàng Hồ) sinh ngày 2/1/1914 tại làng Tân Tịch, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay là xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông không những là một nhà chỉ huy quân sự tài ba mà còn là một nhà báo, nhà thơ với nhiều tác phẩm khá nổi tiếng.

Những tác phẩm như: Quê hương rừng thẳm sông dài, Những ngày sóng gió, Anh chín Quỳ, Trận Mãng Xà, Sấu đỏ mũi, Tiếng hát trên sông Đồng Nai, Mất đồn Mỹ Lộc (văn), Mộng làm thơ, Đám ma nghèo, Trốn học, Tết quê người, Bốn mùa, Trả lời thư Lan, Bến cũ, Bà bán cau, Thú tội, Mộ bia, Lời chim, sông Đồng Nai, Bên bờ sông xanh, Mất Tân Uyên, Xuân chiến khu, Mẹ Nam con Bắc, Tiếng hát giữa rừng, Nhớ Bắc, Bà mẹ Việt Nam, Rừng nhớ người đi, Em bé liên lạc, Cái chết của anh Xiễng, Tình súng, Chiến khu Đ chống bão, Giữ bí mật, Hình ảnh Bác Hồ trong lòng Nam Bộ, Trở về, Rừng đẹp, Một trận chống càn... và những hồi ký đăng trên các báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Văn nghệ quân đội, các bài viết cho Đài Tiếng nói Việt Nam,...

- LƯU NHẤT VŨ

Tên khai sinh Lê Văn Gắt,

Sinh ngày 13 tháng 3 năm 1936,

Quê ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Những sáng tác thanh nhạc: Chiều trên bản Mèo (1961, hợp xướng), Hàng em mang tới chiến hào (1964), Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Giải A của Hội Nhạc sĩ VN và Ban Thống nhất TƯ), Bên tượng đài Bác Hồ, Hãy yên lòng mẹ ơi, Tiếng cồng vượt thác, Hòn Khoai (nhạc cảnh). Đã xuất bản hai tuyển tập Tiếng đàn quê em (NXB Văn hóa, 1982) và Hãy yên lòng mẹ ơi (NXB Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ VN, 1995).

Những công trình nghiên cứu đồ sộ về dân ca các miền Nam bộ đã xuất bản (cùng viết với một số tác giả Lê Giang, Nguyễn Đồng Nai, Thạch An, Nguyễn Văn Hoa, Quách Vũ): Dân ca Bến Tre, Kiên Giang, Cửu Long, Sông Bé, Hậu Giang...

Các tác phẩm tiêu biểu: Hãy yên lòng mẹ ơi, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Bên tượng đài Bác Hồ. (Theo Netcodo)

- BÌNH NGUYÊN LỘC

Tên thật là Tô Văn Tuấn

Sinh ngày 7-3-1914 tại Tân Uyên (Biên Hòa) và mất ngày 7-3-1987 tại Hoa Kỳ .

Ông là nhà văn với nhiều truyện nổi tiếng trong đó tiểu thuyết Ðò Dọc và Gieo Gió Gặt Bảo được nhiều độc giả hâm mộ .

- LÝ LAN

Lý Lan sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư đến nay.

Các tác phẩm đã xuất bản:

• Nơi Bình Yên Chim Hót (NXB Cà Mau, Cà Mau, 1986)

• Chút Lãng Mạn Trong Mưa (NXB Trẻ, TP HCM, 1987)

• Hội Lồng Đèn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1991)

• Chiêm Bao Thấy Núi (NXB Trẻ, TP HCM, 1991)

• Truyện (in chung với Nguyễn Thị Minh Ngọc và Nguyễn Hải Chí, NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1992)

• Những Người Lớn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1992)

• Mưa Chuồn Chuồn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1993)

• Chân Dung Người Hoa (NXB Văn Hoá, Hà Nội, 1994)

• Đất Khách (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1995)

• Bí Mật Của Tôi và Thằn Lằn Đen (NXB Trẻ, TP HCM,1996)

• Lệ Mai (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998)

• Thơ (in chung với Thanh Nguyên và Lưu Thị Lương, NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998)

• Sài Gòn Chợ Lớn Rong Chơi (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998)

• Khi Nhà Văn Khóc (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
0 đáp án
2 giờ trước