Chuyện tình của Tấm và hoàng tử diễn ra như thế nào? ý nghỉa ?

2 câu trả lời

Sau bao nhiêu khó khăn ,thử thách,cuối cùng họ cũng đến được với nhau.Cho thấy sức mạnh ,và sự cao đẹp của tình yêu chân thực.

Tấm gặp nhà vua và trở thành hoàng hậu. Hoàng hậu Tấm là hình ảnh cao nhất vế hạnh phúc mà nhân dân có thể mơ ước cho các cò gái nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Mở đầu phần hai là cảnh nhà vua mở hội. Hội hè là dịp vui chơi của dân chúng. Đến hội, người ta được sống khác ngày thường. Các thứ ràng buộc, nề nếp khắt khe như được giãn ra nên con người thoải mái hơn, hồn nhiên, ý vị hơn. Có thành ngữ vui như hội là vậy. Trong một năm chi mấy lần có hội, cho nên đi hội là niềm vui lớn, là ước mong tha thiết của mọi người.

Biết vậy nên mụ dì ghẻ tìm cách ngăn cản không cho Tấm đi. Mụ trộn thóc vào gạo, bắt Tấm lựa xong mới được đi là cố tình bịa ra một việc làm vô nghĩa với dụng ý đoạ đày. Không còn lừa phỉnh như lần đầu, cũng chẳng cần lén lút như lần thứ hai, sự áp bức, độc ác của mụ giờ đây đã trở thành trắng trợn.

Còn Tấm lần này cũng chẳng giống như mấy lần trước, lức bị Cám lừa lấy hết giỏ tép, chi còn sót con bống là bạn tầm tình, là nguồn an ủi. Bống bị mẹ con Cám ăn thịt, may nhờ lòng tốt của con gà nôn Tấm tìm được nắm xương bống đem chôn vào bốn chân giường, tuy không hiểu để làm gì nhưng còn niềm hi vọng. Lần này thì sự bất ngờ to lớn đã đến với Tấm: đàn chim sẻ nhặt thóc giùm là bất ngờ; quần áo đẹp, hài thêu, ngựa cưỡi lại càng bất ngờ; được vua rước kiệu về cung là tột đỉnh bất ngờ. Thật ra, người xưa khi đặt chuyện đã có chủ ý hẳn hoi. Tấm bị khốn khó trong thân phận con ghẻ, trong thân phận người bị áp bức, bóc lột, nhưng trước sau Tấm vẫn là người lao động giỏi giang, chịu thương chịu khó, hiền lành, tốt bụng; cho nên nhàn dân muốn Tấm đạt được hạnh phúc cao nhất. Sự đền bù đối với Tấm lần này cũng cao hơn hẳn bởi Bụt đã giúp Tấm: Tấm không những được đi trẩy hội với quần áo đẹp, hài thêu, ngựa cưỡi, khiến mẹ con Cám nhìn thấy phải chết ghen, chết tức mà Tấm cồn được vua chọn làm hoàng hậu.

Trước kia, khi gặp khốn khó, Tấm chi biết ôm mặt khóc hu hu, rổi có Bụt hiện lên cứu giúp. Tiếng khóc ấm ức ấy chứng tỏ có ý thức được nỗi khổ của mình. Đó là thải độ phản kháng đầu tiên. Nay thì Tấm tự mình xử trí. Cô Tấm hiền lành, lương thiện vừa ngã xuống thì một cô Tấm mạnh mẽ và quyết liệt đã sống dậy, trở về với cuộc đời để đòi hạnh phúc. Tấm không chịu khuất phục. Sau mỗi lần bị giết, Tấm sống lại dưới một hình hài khác. Đặc biệt, dù là chim Vàng Anh, dù là hai cây xoan đào hay khung cửi, lúc nào Tấm cũng quan tâm chăm sóc cho chồng, tạo cho chồng những phút giây êm ấm. Và trước đó, tuy đã là hoàng hậu cao sang tột bậc, Tấm vẫn giữ bản chất của một cô gái lao động quê mùa, không quên công việc, kể cả chăm lo ngày giỗ của cha. Cũng như khi trở lại lốt người từ quả thị, Tấm vẫn là một cô gái đảm đang, phúc hậu. Có điều cô gái phúc hậu ấy không dễ dàng dung tha tội ác như trước nữa.

Tấm gặp lại vua trong hoàn cành hết sức giản dị: tại hàng nước của một bà lão nghèo. Thú Vị hơn, vợ chổng nàng gặp lại nhau nhờ miếng trầu tình duyên truyền thống, miếng trầu têm cánh phượng từ bàn tay khéo léo và dịu dàng của Tấm. Vua cho rước Tấm về cung, hạnh phúc qua bao nhiêu sóng gió nay trở lại trọn vẹn với Tấm.

Ý nghĩa: Người hiền lành ,yếu đuối bị áp bức thì cuối cùng họ cũng sẽ vùng lên đấu tranh để giành quyền sống, quyền tự do và quyền hạnh phúc mà đáng ra họ được hưởng.ở hiền gặp lành: tấm là một cô gái hiền lành , chăm chỉ. từ một cô gái yếu đuối, mỏng manh, chỉ biết khóc khi bị hại tấm đã trở thành một con người chủ động, dám đấu tranh để giành lại những quyền lợi của mình. tấm còn có một cái kết rất có hậu đó là trở thành hoàng hậu, sống sung sướng với nhà vua trọn đời

Câu hỏi trong lớp Xem thêm