chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành tựu và thách thức của kinh tế ở nước ta ngành công nghiệp, nông nghiệp

2 câu trả lời

Đáp án :

-Chuyển dịch cơ cấu ngành:

Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.

 Thành tựu

- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá: trong công nghiệp hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư của nước ngoài.

- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

 Thách thức

-Nhiều tỉnh, huyện nhất là miền núi vẫn còn các xã nghèo, hộ nghèo.

-Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt

-Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo,..vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

-Còn nhiều bất cập trong việc  phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

-Biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA, Hiệp định thương mại Việt –Mĩ, gia nhập WTO….

Từ một nền kinh tế lúa nước lạc hậu với khoảng 90% lao động làm nông nghiệp, sau 35 năm đổi mới và đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được một số thành tựu quan trọng như: Kinh tế liên tục tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và lạm phát được kiểm soát trong giới hạn cho phép... Đóng góp vào những thành tựu này là nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để tận dụng hiệu quả các nguồn lực quan trọng của xã hội. Khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2020, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm phát triển kinh tế ổn định, bền vững trong giai đoạn tới.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
14 giờ trước