chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo quy luật phi địa đới

2 câu trả lời

Địa đới là quy iuật phổ biến cùa các thành phần địa lí. Hầu hết các thành phần địa lí như: đai khí áp, gió, nhiệt, khí hậu, đất, thực vật… đều phân bố tuân theo quy luật địa đới..

– Trên Trái Đất cỏ bảy đai khí áp: một áp thấp Xích đạo, hai áp cao chí tuyến, hai áp thấp ôn đới, hai áp cao cực đới.

– Có tất cà sáu đới gió, trên mồi bán cầu từ Xích đạo về cực có: gió Mậu dịch, gió Tây ôn dới, gió Đông cực đới.

– Trên mỗi bán cầu có bảy đới khí hậu, tính từ Xích đạo về cực có: đới khí hậu Xích dạo, cận Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đói, ôn đới, cận cực và đới khí hậu cực.

– Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất cũng tuân theo quy luật dịa đới.

– Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo ở bán cầu Bắc: Đài nguyên;-rừng lá kim; rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới; thào nguyên; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc và bán hoang mạc; xavân, cây bụi; rừng nhiệt đới, Xích đạo.

– Các nhóm đất từ cực về Xích đạo ở bán cầu Bắc: đất đài nguyên; pôt-dôn; nâu và xám; đen, hạt dè; đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đỏ nâu; xám; đỏ và nâu đỏ; đỏ vàng (feralit).

– Ở bán cầu Nam, các thảm thực vật và nhóm đất cũng tuân theo quy luật địa dới nhưng ít chùng loại hơn (không có đất và thực vật đài nguyên, đất pốl-dôn và rừng lá kim).

Nước ta kéo dài trên 15 vĩ tuyến, nếu xét theo qui luật địa đới đúng ra là biểu hiện cùa nó không dáng kể và không rõ ràng, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại (chù yếu là do nước ta có các yếu tố tạo nên tính địa đới già là gió mùa đông bắc cùng với bức chắn địa hình). Nếu tính riêng về mùa hạ, nhiệt độ có sự dông nhât trên cả nước. Song nếu tính nhiệt độ trung bình cả năm thì sự phân hóa Băc – Nam là 0,36°C/1 vĩ tuyến. Đặc biệt về mùa đông, do ảnh hưởng cùa giỏ mùa mùa dông đã làm cho sự chênh lệch nhiệt độ giữa miền Bắc và miên Nam trở nên rât lớn, tới 9°C (tính theo nhiệt độ trung bình tháng 1).

Gió mùa đông bắc và thời tiết lạnh do nó gây ra cùng với tác động cùa bức chắn địa hình đà chia lãnh thổ nước ta thành hai đới cảnh quan mà ranh giới là đèo Hài Vân (vĩ tuyến 16°B): 

+ Phía bắc đèo Hải Vân là đới rừng gió mùa chí tuyến. Đới này lại được chia thành hai á đới lấy ranh giới là Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình): phía Bắc đèo Ngang có ba tháng lạnh và khô với nhiệt độ trung bình dưởi 18°C, lượng mưa trung bình tháng nhỏ. Ở phía Nam đèo Ngang cho đến đèo Hải Vân mùa đông ngăn không đến ba tháng, các khu vực dồng bằng ven biển thì không còn tháng nào nhiệt độ dưới 18°C nữa.

+ Phía Nam đèo Hải Vân là đới rừng gió mùa á Xích đạo: không còn thời tiết lạnh và nhiệt độ trung bình tháng lớn hơn 20°c. Tại đây sự phân hóa theo qui luật địa đới lại phân hóa theo chế  độ ẩm. Người ta lấy ranh giới khoảng vĩ tuyến 14°B để chia đới này thành hai á đới: á đói phía Bắc vĩ tuyến 14°B có khí hậu tương đối ẩm, mùa khô ngắn và không sâu sắc do ảnh hưởng chắn cửa khối Kọm Turn; á đới phía Nam vĩ tuyến 14°B mùa khô sâu sắc, có thể kéo dài tới 5-6 tháng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm