Chứng minh địa hình là nhân tố tác động rõ rệt đến sự thay đổi khí hậu.
2 câu trả lời
Địa hình tác động tới khí hậu với các yếu tố nhiệt độ; lượng mưa… thông
qua hướng sườn, độ cao và mức độ gồ ghề của địa hình
a. Tác động của địa hình tới nhiệt độ
- Độ cao địa hình: Trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ không khí
càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C
- Hướng sườn: Nhiệt độ khác nhau ở các hướng của sườn núi. Sườn phơi
nắng (hoặc sườn đón nắng) có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng
- Độ dốc và hướng sườn:
+ Khi hướng phơi 2 sườn như nhau: Độ dốc lớn hơn thì nhiệt độ thấp hơn vì
không khí được đốt nóng có độ dày nhỏ hơn
+ Sườn đón nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng cao
+ Sườn khuất nắng: độ dốc càng lớn thì nhiệt độ càng thấp
- Bề mặt địa hình: biên độ nhiệt thay đổi theo địa hình, nơi đất bằng biên độ
nhiệt nhỏ hơn nơi đất trũng vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao, ban đêm
khí lạnh trên cao dồn xuống làm cho nhiệt độ hạ thấp. Trên mặt cao nguyên không
khí loãng hơn ở đồng bằng nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng
b. Tác động của địa hình tới lượng mưa
- Độ cao địa hình: Cùng một sườn, không khí ẩm chuyển động gặp địa hình
cao thì gây mưa, càng lên cao càng mưa nhiều tới 1 độ cao nhất định không khí
trở nên khô, không mưa
- Hướng sườn: Mưa nhiều ở sườn đón gió; mưa ít ở sườn khuất gió
Địa hình là nhân tố cho sự thay đổi khí hậu vì càng lên cao thì khí hậu càng lạnh
VD như đồng bằng là địa hình thấp trũng
Thì sẽ có khí hậu nếu là mùa nóng th sẽ rất nóng , nếu là mùa lành thì nhiệt độ hơi lạnh
Còn nếu ở địa hình núi cao vào mùa nóng thì nhiệt dộ tương đối nóng chứ k nóng như đồng bằng
Vào mùa lạnh thì sẽ rất lạnh vì nếu đã vào mùa lạnh thì nhiệt độ khá là thấp + thêm lên cao 100m thì sẽ giảm đi 0,6°C
Dẫn đến vào mùa lạnh địa hình núi cao sẽ lạnh hơn so với địa hình đồng bằng