chứng minh địa hình khu vực đồi núi của nước ta có sự phân hóa thành các vùng khác nhau giải thích tới sự nguyên nhân phân hóa đó

2 câu trả lời

Khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa thành 4 vùng núi chính: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc,Trường Sơn Nam

- Vùng núi Đông Bắc:

+ Vị trí: phía đông thung lũng sông Hồng

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích (dưới 1000m)

+ Hướng núi: vòng cung. Có 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

+ Vùng thượng nguồn sông Chảy giáp biên giới Việt Trung có nhiều đỉnh núi cao trên 2000m ( vùng núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng)

- Vùng núi Tây Bắc:

+ Vị trí: giữa sông Hồng và sông Cả

+ Địa hình núi cao, đồ sộ nhất nước ta, chia cắt mạnh, độ dốc lớn.

   Phía đông: Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất cả nước với đỉnh Phanxiphang (3143m)

   Phía tây: núi trung bình với các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào

   Ở giữa thấp hơn là các cao nguyên, sơn nguyên núi đá vôi từ Phong Thổ - Mộc Châu

- Vùng núi Trường Sơn Bắc:

+ Vị trí: phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã

+ Gồm các dãy núi song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam

+ Nâng cao hai đầu (tây Nghệ An và tây Thừa Thiên - Huế) và thấp trũng ở giữa (vùng núi đá  vôi Quảng Bình, vùn núi thấp Quảng Trị)

- Vùng núi Trường Sơn Nam:

+  Vị trí:

+ Gồm các khối núi và cao nguyên: địa hình có sự tương phản rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây

    Khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ  nâng cao đồ sộ, trên 2000m, nghiêng dần về phía Đông, sườn dốc chênh vênh bên dải đb nhỏ hẹp ven biển

    Phía tây là bề mặt các cao nguyên badan với độ cao phân bậc: 500 - 800-1000m

 * Ngoài ra nước ta còn vùng đồi trung du và bán bình nguyên, là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

- Đồi trung du phổ biến ở vùng rìa phía tây và phía bắc  ĐBSH

 - Bán bình nguyên thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ với các bậc thềm phù sa cổ khoảng 200m 

 

* Địa hình nước ta có sự phân hóa thành các vùng rõ rệt như vậy là kết quả của hoạt động địa chất lâu dài trong lịch sử

- Trước hết là do sự phân bố của các khối nền cổ: những khu vực núi cao giáp biên giới Việt Trung và khu vực Nam Trung Bộ hiện nay đều tương ứng với các khối nền cổ Thượng nguồn sông Chảy và khối nền cổ Kon Tum.

- Vùng núi Tây bắc có địa hình cao nhất nước ta do trong Tân kiến tạo được nâng lên nhiều nhất (vị trí gần với trung tâm của vận động tạo núi Anpo- Himalaya); càng xuống phía nam và sang phía đông lực nâng lên càng giảm........

bv

Vùng núi Tây Bắc:

+ Vị trí: giữa sông Hồng và sông Cả

+ Địa hình núi cao, đồ sộ nhất nước ta, chia cắt mạnh, độ dốc lớn.

   Phía đông: Dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất cả nước với đỉnh Phanxiphang (3143m)

   Phía tây: núi trung bình với các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào

   Ở giữa thấp hơn là các cao nguyên, sơn nguyên núi đá vôi từ Phong Thổ - Mộc Châu

- Vùng núi Trường Sơn Bắc:

+ Vị trí: phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã

+ Gồm các dãy núi song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam

+ Nâng cao hai đầu (tây Nghệ An và tây Thừa Thiên - Huế) và thấp trũng ở giữa (vùng núi đá  vôi Quảng Bình, vùn núi thấp Quảng Trị

Câu hỏi trong lớp Xem thêm