Chức năng dinh dưỡng của các chất? Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?liên hệ thực tế? Phân nhóm thúc ăn có mục đích gì?
2 câu trả lời
!CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Câu 1
Chức năng dinh dưỡng của các chất:
- Chất đạm:
+ Cung cấp năng lượng, tăng khả năng đề kháng và tái tạo tế bào cho cơ thể.
+ Giúp cơ thể phát triển tốt về thẻ chất và trí tuệ.
- Chất đường bột:
+ Cung cấp năng lượng và chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.
- Chất béo:
+ Cung cấp năng lượng và chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Sinh tố (vitamin):
+ Giúp các hệ cơ quan hoạt động bình thường và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chất khoáng:
+ Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể.
Câu 2:
- Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm:
+ Rửa tay trước khi ăn.
+ Vệ sinh nhà bếp.
+ Rửa kĩ thực phẩm.
+ Nấu chín thực phẩm.
+ Đậy thức ăn cẩn thận.
+ Bảo quản thực phẩm chu đáo.
- Các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm:
+ Không dùng thực phẩm có sẵn chất độc.
+ Không dùng thức ăn bị biến chất.
+ Không sử dụng đồ hộp quá hạn sử dụng.
- Liên hệ thực tế:
+ Không được ăn mầm của khoai tây vì mầm của khoai tây có sẵn chất độc gây nguy hiểm.
- Phân nhóm thức ăn có mục đích:
+ Việc phân nhóm thức ăn giúp cho ta tổ chức bữa ăn hợp lí, mua đủ các loại thực phẩm cần thiết cho bữa ăn và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết, mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.
Chất đạm (prôtêin):
Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng...
- Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
- Vận chuyển các dưỡng chất.
- Điều hòa cân bằng nước.
- Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng.
- Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ...
Chất đường bột :
Cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng nhất, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, 1g Carbohydrat cung cấp 4 kcal năng lượng.
- Cấu tạo nên tế bào và các mô.
- Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
- Điều hòa hoạt động của cơ thể.
- Cung cấp chất xơ cần thiết.
- Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây...
Chất béo :
Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.
Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
Chất khoáng :
Giúp cho sự phát triển của xương,hoạt động của cơ bắp
tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể
câu 2:
Vệ sinh nhà bếp.
+ Rửa tay sạch trước khi ăn.
+ Rửa kỹ thực phẩm.
+ Nấu chín thực phẩm.
+ Đậy thức ăn cẩn thận.
+ Bảo quản thực phẩm chu đáo
cách phòng tránh nhiễm độc thực phẩm
ko ăn các thực phẩm có độc VD cá nóc
ko ăn các đồ hộp quá hạn sử dụng
ko sử dụng các đồ ăn có mùi bất thường, hoặc màu sắc lạ
câu 3:
chúng ta ko nên ăn cá nóc vì khi nấu loại cá này, chỉ cần nhiệt độ cao thì có thể làm mất hai độc tố đó. Kỳ thực không phải như vậy. Tính chất hóa học của hai độc tố này rất ổn định, xào, nấu, hầm, muối, phơi khô đều không thể làm mất được độc tố.Nếu ăn phải thịt có chứa hai độc tố đó, chất độc mau chóng vào cơ thể, nhanh thì chỉ 10 phút, chậm nhất cũng không quá 3 giờ, sẽ xuất hiện triệu chứng ngộ độc như: miệng, lưỡi, đầu ngón tay tê dại, sập mi, tay chân bất lực, tiếp đó chân tay tê dại, thậm chí bại liệt. Có người còn xuất hiện triệu chứng đường ruột như: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, cuối cùng chết vì liệt đường hô hấp. Vì vậy, tuyệt đối không được ăn cá nóc.
câu 4 :
Việc phân nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.