Cho em hỏi nghị luận về hiện tượng đời sống khác với nghị luận tư tưởng đạo lí ở đâu?

2 câu trả lời

1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

- Các nội dung thường tập trung những vấn đề chính:

Tư tưởng mang tính nhân văn (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…)

Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…)

Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.

2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Các nội dung thường tập trung những vấn đề chính:

Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…)

Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…)

Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…). Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí có thể đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội như: đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,...

Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống); Về tâm hồn, tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm chăm chỉ , cần cù,...); Về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội (tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn, tình đồng bào,...); Về lối sống, quan niệm sống,...

Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng: Có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào, có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện,...Vì vậy học sinh cần nắm chắc kĩ năng làm bài.

Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là: Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa nghĩa tường minh, hàm ẩn (nếu có); sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề; sử dụng thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. Dẫn chứng lấy từ thực tế, có thể lấy trong thơ văn nhưng không cần nhiều (tránh lạc sang nghị luận văn học); sử dụng thao tác lập luận so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu với các vấn đề khác cùng hướng hoặc ngược hướng, phủ định cách hiểu sai lệch, bàn bạc tìm ra phương hướng,...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm