Cho em hỏi nếu đề là Nghị luận xã hội về thần tượng của e thì mình nghị luận về thần tượng của mình hay nghị luận về hiện tượng thần tượng ạ

2 câu trả lời

Đề này là yêu cầu bạn nghị luận về thần tượng của bạn. Khi mà đề nêu rõ yêu cầu là bày tỏ quan điểm về một đối tượng nào đó mà liên quan đến các từ chỉ rõ đối tượng ấy là “của em, của bản thân “ thì bạn làm về đối tượng của mk. Còn nếu là dạng đề mở ,k chỉ trực tiếp đối tượng phản ánh của ai thì bạn làm theo kiểu nghị luận về cái chung của toàn xh b nhé

thế giới ngày càng phát triển, trong số đó có không ít người đã tạo dựng nên cho mình một xu hướng riêng biệt tạo nên thành công cho chính mình. Những con người ấy là hình mẫu lý tưởng cho những người khác tin tưởng và noi theo. Họ chính là thần tượng trong mắt những người yêu mến họ. Thế nhưng bên cạnh những điểm tốt, thần tượng còn có những mặt hạn chế tiêu cực. Mỗi người chúng ta phải biết lựa chọn làm sao để trở thành một người hâm mộ chính đáng.

Con người trong cuộc sống của mình luôn hướng tới những chân thiện mỹ, những điều tốt đẹp hơn. Chính vì thế mà chúng ta mới sùng bái, yêu mến, ngưỡng mộ một ai đó và mong muốn được trở nên tốt đẹp như họ. Vậy “thần tượng” là một hình mẫu lý tưởng, một người hay vật nào đó được tôn sùng, ngưỡng mộ, yêu quý. Thần tượng sẽ trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho mỗi người trong cuộc sống của họ. Mỗi người có một thần tượng khác nhau của riêng mình, có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, thể thao, giải trí,… Nhưng có lẽ thần tượng được phổ biến rộng rãi nhất là ở trong lĩnh vực âm nhạc và giải trí. Việc thần tượng này đã dẫn tới một trào lưu mới, lan rộng trong giới trẻ, gọi là hiện tượng idol. “Hiện tượng idol” không còn đơn thuần chỉ là hình thức thần tượng một ai đó mà nó là một kiểu phong trào a dua, đua đòi của một số thành phần trong xã hội. Hiện tượng này đã dẫn tới một số hệ quả đáng tiếc trong cuộc sống của chúng ta.

Ngày nay, khi sức mạnh công nghệ thông tin được lan tỏa, chúng ta có thể cập nhật được nhanh chóng những tin tức mới nhất ở những nơi xa nhất. Điều đó mang lại cho chúng ta sự phát triển liên tiếp và kịp thời đối với thế giới. Và điều đó cũng giúp chúng ta tiếp cận được nhiều thông tin hơn từ thần tượng của mình. Hâm mộ một thần tượng đúng nghĩa là học tập từ người đó những điều tốt đẹp, những nghĩa cử ý nghĩa, lối sống văn minh,… Thế nhưng nhiều người vẫn chưa nhận thức hết được thế nào là một thần tượng đúng nghĩa. Đôi khi họ trở thành những kẻ cuồng si thái quá gây nên những hậu quả đáng tiếc. Một số thần tượng xấu với lối sống buông thả, trụy lạc trở thành một tấm gương xấu cho người hâm mộ. Hơn thế nữa, không ít những bạn trẻ đam mê thần tượng tới mức quên ăn quên ngủ, liên tục cày view, bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để tiếp cận gần hơn với thần tượng của mình mà quên đi nhiệm vụ chính là học hành. Nhiều bạn trẻ trở thành tệ nạn của xã hội khi không đủ tiền để tham gia những show diễn của thần tượng đã đi trộm cắp, sa đọa. Vậy mới nói, thần tượng không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Thần tượng là một cách để cho con người hướng tới những điều tốt đẹp, hướng tới những điều mới mẻ, tốt lành. Thần tượng đúng sẽ mang cho chúng ta động lực cũng như sức mạnh để tạo nên thành công trong cuộc sống. Thế nhưng bên cạnh đó, nếu như thần tượng không đúng sẽ gây nên những hậu quả khôn lường, trở thành những kẻ xấu, tệ nạn của xã hội.

Những ngày gần đây, khi U23 bóng đá Việt Nam đang có những thành tích vang dội trên sân cỏ châu Á. Họ đã trở thành những tấm gương sáng điển hình cho sự cống hiến cho bóng đá nước nhà và trở thành thần tượng của bao người trẻ yêu bóng đá. Khi nhìn vào họ, những bạn trẻ đam mê bóng đá lại có thêm động lực để tiến gần hơn tới ước mơ của mình. Thế nhưng bên cạnh đó, xuất hiện những thần tượng xấu, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới hành vi cũng như cách cư xử của một số người trẻ. Những hiện tượng như Tùng Sơn, Bella,... sẽ trở thành những tấm gương hành vi xấu, tiêu cực. Hơn thế nữa, không ít bạn trẻ đã trở thành những tên trộm cắp khi không có tiền đua đòi cùng bạn bè. Thậm chí đau lòng hơn, khi phải chứng kiến những hành động đánh chửi bố mẹ khi không cho tiền tham gia show diễn của thần tượng. Mới đây một tờ báo đã đưa tin một thiếu niên trẻ đã giết chết bố mẹ của mình khi không cho cậu tiền để đến tham dự ban nhạc của cậu thần tượng. Điều này là một hệ quả đau lòng cho một thế hệ thanh niên với lối sống và cách thần tượng.

Vậy nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi có hay không việc thần tượng một người? Theo tôi, chúng ta nên thần tượng một ai đó. Nhưng phải thần tượng đúng người. Tức là thần tượng những người có đủ năng lực, đủ trí tuệ và tấm lòng nhân ái. Việc thần tượng đúng một người sẽ giúp chúng ta có thêm động lực trên con đường đi tới ước mơ của mình. Đừng trở thành những bản sao của những người xấu.

Việc thần tượng một ai đó là một điều hoàn toàn đúng đắn. Nhưng hãy biết thần tượng đúng người, đúng chỗ. Đừng trở thành một kẻ a dua, chạy theo những đua đòi tầm thường. Không ai là hoàn hảo vậy nên quan trọng hơn, hãy biết phân biệt đâu là điều tốt, đâu là điều xấu của thần tượng để học hỏi và tránh xa.

Bài mẫu số 4:

Hiện nay, xuất hiện nhiều nghệ sĩ ca sĩ trẻ tuổi đang nổi tiếng trong giới trẻ. Họ trở thành thần tượng trong mắt của những thanh thiếu niên và tạo ra những xu hướng mới lạ. Nhưng làm sao để thanh thiếu niên biết được cách hâm mộ thần tượng của mình một cách không thái quá hay làm những hành động không đúng đối với thần tuợng của mình. Đó là những nghi vấn của người ngoài cuộc khi thấy những hành vi không đúng đắn của thanh thiếu niên gây ra.

Thần tượng là hình mẫu lí tưởng, mô thức hoàn hảo trong lĩnh vực nghệ thuật mà người hâm mộ muốn, học hỏi, noi theo và tiếp nối. Họ tạo nên những xu hướng mới lạ và khi đó người hâm mộ sẽ noi theo, bắt chước giống như thần tượng của mình. Những nghệ sĩ ca sĩ đánh bóng tên tuổi của mình bằng hình thức như luôn sáng tác các ca khúc, gây ra những tai tiếng xấu,... Nhưng giới trẻ lại xem đó là những điều hay mà học hỏi.

Một số thanh thiếu niên bắt chước thái quá hoặc giống hoàn toàn với thần tượng của mình. Đó cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh đang lo lắng cho con em của họ. Nhưng họ lại không có thời gian chăm sóc cho con của mình nên ít quan tâm đến. Vì vậy, ngày càng nhiều những hành động hâm mộ thái quá của thanh thiếu niên.

Qua các sự việc được nêu ở trên cho ta thấy được hai mặt về việc hâm mộ thần tượng ở thanh thiếu niên: sống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Nhưng vấn đề là nét văn hóa ấy cần được người hâm mộ thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh một cách phù hợp để giúp bản thân vươn lên, tiến bộ không ngừng. Và thần tượng phải góp phần làm cho người hâm mộ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, sống tốt đẹp và sống có ý nghĩa hơn. Vì vậy, người hâm mộ nên học hỏi điều tốt đẹp từ thần tượng chứ không phải sùng bái một cách điên cuồng rồi đua đòi, bắt chước theo những thói hư tật xấu mà bỏ bê học hành có khi dẫn đến bệnh hoang tưởng.

Từ những hành động của thanh thiếu niên dành cho thần tượng của mình một cách thái quá cho ta rút được kinh nghiệm: chọn cho mình một thần tượng phù hợp để học ở đó thái độ cầu tiến, để tìm ra cho mình hướng đi, lối sống đúng đắn... Chứ không phải bắt chước thái quá gây phản cảm cho người khác và có khi làm hại đến bản thân mình.

Mỗi bạn trẻ cần xác định cho mình những cách ứng xử và lựa chọn đúng đắn. Trân trọng và thần tượng cái đẹp nhưng không thái quá mà vẫn luôn giữ được một phương châm sống chuẩn mực và lành mạnh.

Qua những phân tích, nghị luận bàn về quan niệm về thần tượng của giới trẻ trên đây, chúng ta có thể thấy, dù ở lứa tuổi nào thì ở mỗi con người đều có những hình ảnh, những thần tượng riêng như một thước đo chuẩn mực để hướng đến. Thế nhưng, cái gì cũng vậy, nếu vừa đủ thì tốt, nhưng nếu quá lên thì sẽ phản tác dụng và "thần tượng" cũng vậy. Yêu, thích, đam mê một người và hướng theo điều tốt từ người đó thì được nhưng nếu vì si mê mà phát cuồng vì người đó khiến con người ta lệch lạc suy nghĩ, đôi khi dẫn đến mất lý trí, tính cách, thậm trí vì nó mà mất đi người thân mang tiếng bất hiếu thì quả là đáng trách.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
6 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước