cho đoạn trích: "Trong lòng ông lão náo nức hẳn lên.Ông lại muốn về làng,lại muốn được cùng anh em đào đường,đắp ụ,xẻ hào,khuân đá...Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn khướt lắm.Chao ôi!Ông lão nhớ làng,nhớ cái làng quá " câu 1: ông lão trong đoạn văn là ai?Hoàn cảnh ra đời văn bản? câu 2: ông lão nhớ làng trong hoàn cảnh nào? câu 3: a) nhận biết thành phần câu trong câu sau Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? b) tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp áy trong câu sau: Ông lại muốn về làng,lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...

1 câu trả lời

Câu 1: ông lão trong đoạn văn là : Ông Hai

-> Hoàn cảnh ra đời văn bản: Truyện ngắn Làng được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948. Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng, yêu quê hương, đất nước và tinh thần cách mạng của nhân vật ông Hai trong thời kì kháng Pháp xâm lược

Câu 2:  Theo em, ông lão nhớ làng trong hoàn cảnh phải rời làng đến nơi tản cư.

Câu 3:

a/- câu văn “Không biết    cái chòi gác//  ở đầu làng đã dựng xong chưa?” 

                                               CN1                                      VN1    

b/Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu:

+Biện pháp liệt kê (đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá,…)

+Biện pháp điệp từ (lại muốn được)

=> Tác dụng của liệt kê và điệp ngữ làm nổi bật , nhấn mạnh thêm tình yêu và nhớ về Làng Chwoj Dầu của nhân vật ông Hai.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

4 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước