Cho đoạn trích sau: “Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo … Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày. - Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à ? - Gì ? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn … Ông lão gắt lên: - Biết rồi! Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.” câu 1) xác định phương thức biểu đạt "chính" của đoạn trích Câu 2) Xác định ngôi kể của đoạn văn trên Câu 3) Xác định thể loại của đoạn trích trên Câu 4) Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? nêu giấu hiệu nhận biết về hình thức ngôn ngữ đó. Câu 5) Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong những câu sau "vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền cá, tiền kẹo... vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày" Câu 6) bà hai chưa nói dứt câu thì ông hai đã ngắt lời, em hãy cho biết ông hai đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Câu 7) sự việc bà hai nghe người ta đồn là sự việc gì? Câu 8) dấu 3 chấm trong câu "tôi thấy người ta đồn..." có tác dụng gì? câu 9)câu "thầy nó ngủ rồi à" thuộc kiểu câu gì? Câu 10) văn bản Làng được viết trong thời kì nào?
2 câu trả lời
câu 1) phương thức biểu đạt "chính": Tự sự
Câu 2) ngôi kể: ngôi thứ 3
Câu 3) Thể loại: Truyện ngắn
Câu 4) Đoạn văn sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại.
Dấu hiệu nhận biết:
- Đây là cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với ông Họa sĩ.
- Lời nói phát thành tiếng.
- Có gạch ngang đầu dòng.
Câu 5)
Câu 6) bà hai chưa nói dứt câu thì ông hai đã ngắt lời, em hãy cho biết ông hai đã vi phạm phương châm lịch sự
Câu 7) sự việc bà hai nghe người ta đồn là việc làng chợ Dầu - quê hương mà ông Hai sinh ra theo giặc Tây
Câu 8) dấu 3 chấm trong câu "tôi thấy người ta đồn..." có tác dụng: biểu thị bà Hai còn định nói tiếp
câu 9) thầy nó ngủ rồi à": kiểu câu nghi vấn
Câu 10) văn bản Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự
Câu 2.
- Ngôi kể của đoạn văn: ngôi thứ ba ( người kể giấu tên mình đi và gọi tên nhân vật)
Câu 3.
- Thể loại của đoạn trích trên: truyện ngắn hiện đại
Câu 4.
- Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng hình thức ngôn ngữ: đối thoại
- Dấu hiệu nhận biết về hình thức ngôn ngữ đó: đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người, thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp lại ( mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng)
Câu 5.
- Biện pháp tu từ trong những câu "vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền cá, tiền kẹo... vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày": điệp từ, điệp ngữ "vẫn", "tiền", "rì rầm"; liệt kê( "tiền cua, tiền bún, tiền cá, tiền kẹo")
- Tác dụng: nhấn mạnh công việc tính tiền hàng vẫn tuần tự tiếp diễn như thường ngày của bà Hai
Câu 6.
- Bà Hai chưa nói dứt câu thì ông hai đã ngắt lời.Ông Hai đã vi phạm phương châm hội thoại: phương châm lịch sự.( Vì bà Hai chưa nói hết lời thì ông Hai đã xen vào)
Câu 7.
- Sự việc bà Hai nghe người ta đồn là sự việc: làng chợ Dầu đã theo Tây làm Việt gian
Câu 8.
- Dấu 3 chấm trong câu "Tôi thấy người ta đồn..." có tác dụng: thể hiện lời nói bị ngắt quãng, không tiện nói ra của bà Hai.
Câu 9.
- Câu "Thầy nó ngủ rồi à ?" thuộc kiểu câu: câu nghi vấn ( vì cuối câu có từ ngữ nghi vấn "à"; có ngữ điệu nghi vấn; kết thúc câu là dấu "?"
Câu 10.
- Văn bản "Làng" được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.