cho đoạn thơ sau : " Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm " C1:(1đ) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả? C2: (1đ) Những câu thơ trên là nỗi nhớ của Kiều đối với ai? Qa nỗi nhớ đó chứng tỏ phẩm chất gì của Kiều? C3 : (1đ) Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu thơ trên? Nêu ý nghĩa của thành ngữ đó? C4: a) Thế nào là phương châm hội thoại về chất b) Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng các từ như : hình như tôi được biết, hình như là, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ,...
2 câu trả lời
Câu 1: đoạn thơ trên trích từ văn bản "Kiều ở lầu Ngưng Bích" - tác giả Nguyễn Du
Câu 2:
+ Những câu thơ trên là nỗi nhớ của Kiều đối với cha mẹ.
+ Thể hiện phẩm chất: Kiều là người con có hiếu, biết yêu thương, quan tâm tới cha mẹ.
Câu 3:
+ Thành ngữ: " quạt nồng ấp lạnh"
+ Ý nghĩa: nhấn mạnh nỗi đau xót dày xé tâm can của Kiều khi lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.
Câu 4:
a, Phương châm về chất là việc người trả lời trong hội thoại trả lời câu hỏi đúng sự thật, không nói khoác lác, phóng đại, nói những điều không có thật hoặc chưa có bằng chứng xác thực.
b, Hình như tôi được biết, hình như là, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ,... để đảm bảo phương châm về chất. Vì người nói không nên nói những gì mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Việc sử dụng những câu nói trên sẽ có căn cứ về những thông tin mà người nói sắp đưa ra.
Nếu được thì cho mình ctlhn nhé, cảm ơn ạ!
Câu 1:
Đoạn thơ trên trích từ văn bản"Chị em Thúy Kiều"- Tác giả: Nguyễn Du
Câu 2:
Những câu thơ trên là nỗi nhớ của Kiều đối với Kim Trọng rồi tới cha mẹ, gia đình.
Qa nỗi nhớ đó của của Kiều chứng tỏ phẩm chất chung thủy, có tình nghĩa và hiều thảo với cha mẹ, lo lắng cho người khác quên đi bản thân.
Câu 3:
Sân lai cách mấy nắng mưa
tanhungg@
# ctlhn và 5* nhé
Chúc bạn học tốt