Cho đoạn thơ sau : Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới ? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ? Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? ( Trích Nhớ rừng - Thế Lữ) a. Đoạn thơ trên là lời tâm sự của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời thơ đó giúp em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật ? b. Nêu những đặc sắc nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ và hiệu quả của chúng trong việc biểu đạt nội dung ? c. Chỉ ra kiểu câu và hành động nói của các câu trong lời thơ sau : Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? d. Viết khoảng 5-7 câu, nêu cảm nhận của em về hình ảnh hoặc câu thơ mà em thích nhất trong đoạn thơ.

2 câu trả lời

a.

Đoạn thơ trên là lời tâm sự của nhân vật con hổ bị nhốt trong sở thú.

Những lời thơ đó giúp em hiểu gì về nỗi thống khổ và tâm trạng u uất của chúa sơn lâm bị sa cơ thất thế.

b.

Đặc sắc nghệ thuật nổi bật : điệp từ “nào đâu”, “đâu những”,

Tác dụng: chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ.

c.

Kiểu câu cảm thán : bộc lộ cảm xúc tiếc nuối và u hoài của con hổ.

d.

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy

a. Trong cũi sắt, con hổ bồi hồi nhớ lại quãng thời gian oanh liệt của mình khi còn ở chốn rừng già.

b.

Câu nghi vấn có tác dụng thể hiện dòng hoài niệm và sự luyến tiếc của con hổ khi nhớ lại quá khứ huy hoàng của mình. Hổ tự hỏi chính mình thời quá khứ vàng son ấy nay còn đâu. Càng tự hỏi mình thì nó càng luyến tiếc quá khứ và cảm thấy hụt hẫng, buồn chán ở thực tại.

ĐN : ta , đâu

c. Kiểu câu cảm thán : bộc lộ cảm xúc tiếc nuối của con hổ nhớ về thời oanh liệt ngày xưa .