Cho câu thơ sau : “Ta nghe hè dậy bên lòng” 1. Hãy chép tiếp câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ? 2. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 3. Đoạn văn có mấy câu cảm thán? Nêu tác dụng? 4. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì? 5. Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách diễn dịch nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng thán từ và một câu nghi vấn. Gạch chân và chỉ rõ. em chỉ hỏi câu 3 với câu 5 thôi ạ em cảm ơn

2 câu trả lời

1,

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

2,

Khổ thơ thuộc bài thơ Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu

3,

Đoạn văn có hai câu cảm thán.

Tác dụng: thể hiện cảm xúc dâng trào, khát khao tự do trào dâng tột cùng của tác giả, của người tù cách mạng. Nhờ câu cảm thán này, người tù cách mạng Tố Hữu đã thể hiện được khát khao tự do cháy bỏng của mình đối với cuộc sống tươi đẹp bên ngoài, lý tưởng sống mạnh mẽ đối với cách mạng, đối với cuộc sống tươi đẹp.

4,

Tiếng chim tu hú cuối bài có ý nghĩa đó là tạo nên âm vang day dứt, da diết mãi đã khơi gợi được khát khao trào dâng mạnh mẽ tột cùng của người tù cách mạng. Tiếng chim tu hú cuối bài đã tạo nên được kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ. Tiếng chim tu hú mãi mãi là nguồn cơn tạo nên khát khao tự do cháy bỏng, tình yêu cuộc sống của nhà thơ.

5,

Trong bài thơ "Khi con tu hú", khổ thơ thứ hai đã thể hiện được tâm trạng uất ức, ngột ngạt cùng khát vọng tự do bùng cháy của người tù cách mạng. Cảm xúc và tâm trạng khao khát tự do của nhà thơ đã đạt đến cấp độ cao hơn. Khát vọng tự do ấy được khơi nguồn chỉ bằng một tiếng chim tu hú ở bên ngoài- hay chính là tiếng chim tu hú của khát vọng tự do, mà nhen nhóm và bùng lên mãnh liệt trong tâm tưởng của tác giả "Ta nghe hè dậy bên lòng". Câu thơ tiếp theo "Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!" là câu cảm thán thể hiện cho thái độ uất ức đến ngột ngạt cùng khát vọng được phá tan gông xích của nhà tù để nhanh chóng được tự do, được tận hưởng bầu trời của tự do. Ôi, các câu thơ tiếp theo cũng thể hiện được cảm xúc mãnh liệt đó của nhà thơ "Ngột làm sao, chết uất thôi!/Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!". Câu cảm thán cùng với hàng loạt các động từ mạnh như "ngột, chết uất" cho thấy một tâm trạng đau khổ, bứt rứt như muốn chết đi và khát khao đến cháy bỏng được thoát ra ngoài của tác giả. Ấy vậy mà con chim tu hú cứ kêu- hay chính là khát vọng tự do của tác giả vẫn cứ trỗi dậy, vẫn cứ kêu gào trong tâm tưởng của nhà thơ hãy nhanh chóng giành lại được tự do của tuổi trẻ. Tiếng chim tu hú mãi mãi vang vọng ở câu thơ cuối phải chăng chính là nguồn khơi gợi khát vọng tự do và tình yêu cuộc sống, khát vọng cống hiến cho cách mạng luôn thường trực bên trong người tù cách mạng? 

*** câu nghi vấn và thán từ được in đậm

1.

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.

2.

-Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm Khi con tu hú

-Tác giả là Tố Hữu

3.

-Có 1 câu "Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.!"

-Đó chính là biểu hiện của lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động bị thôi thúc ngày càng mãnh liệt ở con người trẻ tuổi giàu tâm huyết chưa được thoả mãn, đáp ứng

4. 

 Tiếng chim tu hú chính là tiếng đời, là cuộc sống hoạt động cách mạng. Và tâm trạng, tinh thần kia là tâm trạng, tinh thần của một người chiến sĩ trẻ tuổi

5. 

Bài thơ “Khi con tu hú” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh đang sống trong nhà tù, tưởng chừng như những bức tường kín mít xung quanh kia không thể ngăn cản nhà thơ lắng nghe và tưởng tượng về thế giới bên ngoài. Thế nhưng khi hướng tâm hồn ra bên ngoài, nhà thơ mới thực sự bị đánh động vào trong tâm trạng của mình. Một tâm trạng phấn khởi vs một mùa hè sôi động tươi đẹp và tràn đầy màu sắc, âm thanh.Chao ôi! .Có phải là một con ng mạnh mẽ đến lạ thường như vậy? .Tuy nhiên ở mỗi thời điểm, tâm trạng của người tù khi lắng nghe tiếng chim tu hú lại khác nhau, ở đầu bài thơ, khi nghe tiếng chim, người tù khao khát mãnh liệt về cuộc sống tự do, tung hoành ngang dọc. Nhưng tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt, bực bội, khó chịu và khó chấp nhận, chìm đắm vào sự đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đày, giam cầm .

Câu hỏi trong lớp Xem thêm