CHo 4,48 g hỗn hợp 2 oxit kim loại thuộc phân nhóm II A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 9,98 g muối khan a, Tìm 2 kim loại biết 2 kim loại đó hơn kém nhau 16 đvc b, Tính V HCl đã dùng c, So sánh tính axit và tính bazơ của các kim loại trên
2 câu trả lời
Đáp án:
Gọi RO là công thức chung của 2 kim loại đó
Đặt nRO = x mol
PTHH:
RO + 2HCl -> RCl2 + H2O
mmuối - mhỗn hợp = mCl- - mO2- = 35,5.2x-16x = 9,98 - 4,48= 5,5
=> x = 0,1mol
=> MRO = 44,8
=> MR = 28,8
2 kim loại thuộc nhóm II A, hơn kém 16dvc => Mg và Ca
nHCl = 2x = 0,2 mol
=> VddHCl = 0,4 lít
Tính bazo xét theo tính kim loại
trong cùng 1 nhóm, tính kim loại tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
=> tính bazơ Mg<Ca
=> tính axit Mg>Ca
a,
Hai oxit kim loại gọi chung là RO
RO+ 2HCl -> RCl2+ H2O
n oxit= n muối
<=> 4,48/(R+16)= 9,98/(R+71)
<=> 9,98(R+16)= 4,48(R+71)
<=> 5,5R= 158,4
<=> R= 28,8
Vậy hai kim loại là Mg (24) và Ca(40)
b,
MgO+ 2HCl -> MgCl2+ H2O
CaO+ 2HCl -> CaCl2+ H2O
Đặt mol MgO là x, mol CaO là y
Ta có hệ: 40x+ 56y= 4,48 và 95x+ 111y= 9,98
<=> x=0,07; y=0,03
nHCl= 0,07.2+ 0,03.2= 0,2 mol
=> V HCl= 0,2/0,5= 0,4l= 400ml
c,
Do cùng nhóm IIA nên tính kim loại Ca > Mg (do Ca lớp 4, Mg lớp 3) => Tính bazơ Ca(OH)2 > Mg(OH)2, tính axit Ca(OH)2 < Mg(OH)2