Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô.
1 câu trả lời
Trong thực tiễn nhà trường, tôi thường dùng những PP sau:
1 . Phương pháp hoạt động nhóm
- Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
2 . Kỹ thuật mảnh ghép
Kĩ thuật “các mảnh ghép” là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. Kĩ thuật “các mảnh ghép” được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ phức hợp, nhằm kích thích sự hợp tác tham gia của các thành viên trong nhóm, nhưng vẫn phát huy vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác, tăng cường tính độc lập trách nhiệm của mỗi cá nhân.
3 . Kỹ thuật khăn trải bàn
Kĩ thuật “khăn trải bàn” là KT mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động của cá nhân HS và hoạt động nhóm.
1 . Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy hay còn được biết tới là Mindmap, là một phương pháp được đưa ra như một phương tiện giúp tăng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ. Đây được xem như một hình thức để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp, phân tích vấn đề nào đó thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Mindmap khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ theo trình tự nhất định như trình tự biến cố xuất hiện của câu truyện (ghi nhớ tuyến tính) thì não bộ còn có thể liên hệ các dữ kiện với nhau. Mindmap giúp khai thác hai khả năng này của bộ não con người.