Chỉ rõ và phân tích tác dụng của Bptt so sánh ,nhân hóa đc sử dụng trong 2 câu thơ "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang"

2 câu trả lời

So sánh : 

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Nhân hóa : 

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Tác giả sử dụng biện pháp

- So sánh chiếc thuyền như con tuấn mã đã làm nên hình ảnh độc đáo, sự vật như được thêm linh hồn

- Nhân hóa mái chèo đầy ấn tượng, khí thế 

⇒ Việc kết hợp linh hoạt so sánh và nhân hóa đã gợi cho người đọc một phong cảnh thiên nhiên tươi sáng

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

- Biện pháp so sánh: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã"

  Tác dụng: Phép so sánh không chỉ khiến lời thơ thêm bay bổng, lãng mạn mà còn miêu tả hình ảnh cánh buồm rất đẹp, rất đặc sắc. Hai sự vật tưởng chừng đối lập nhưng khi được so sánh với nhau lại tạo nên một liên tưởng vô cùng đắt giá. Hình ảnh cánh buồm qua đó hiện lên thật hùng tráng, căng tràn sức sống mãnh liệt. Đồng thời, phép so sánh còn gợi lên tinh thần lao động sôi nổi, và cả sự gắn bó với nghề chài lưới, với làng quê yêu dấu của tác giả Tế Hanh.

- Biện pháp nhân hóa: Chiếc thuyền "phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang"

  Tác dụng: Phép nhân hóa không chỉ khiến câu thơ thêm sống động, mà những động từ "phăng", "vượt" trong đó còn lột tả một vẻ đẹp phóng khoáng, một khí thế hào sảng, sẵn sàng băng qua muôn trùng sóng nước biển khơi để lấp đầy những khoang thuyền cá. Cánh buồm qua đó hiện lên tựa một chàng trai chài lưới cuồn cuộn sức trẻ, nồng nàn mùi vị biển khơi.