Chỉ ra và phân tích giá trị của những biện pháp tu từ trong những câu thơ sau đây : "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" ( giúp mình với các bạn ạ)

2 câu trả lời

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
2 câu thơ trên trích trong vb''quê hương'' của tế hanh.với hình ảnh nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 2 câu thơ đã được tác giả miêu tả trạng thái nghỉ ngơi của con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về.Tác giả không chỉ thấy thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi say xưa của con thuyền và cảm thấy con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.Con thuyền ấy vô chi trớ nên có hồn , một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân làng chài ,con thuyền ấy cũng thấm đậm vị mặn mòi của biển khơi.

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Hình ảnh con thuyền lúc này trái ngược với sự hăng hái, mạnh mẽ lúc rẽ song ra khơi. Con thuyền được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa thể hiện qua các từ ngữ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe”. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, Nó bồi hồi nhận ra chất muối, hương vị của biển cả đang thấm sâu vào cơ thể mình. Nó tự nghe tự cảm nhận. Sau những giờ phút tự lắng lòng, cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng đã từng trải, dày dặn hơn.Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…” Chỉ qua hai câu thơ phần nào ta hiểu tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả