chế độ chuyên chế cổ đại và chế độ phong kiến giống nhau và khác nhau như thế nào?
1 câu trả lời
NỘI DUNG I Khái quát về hình thức chính thể nhà nước quân chủ chuyên chế. - Chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là 1 từ gốc Hán Việt xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị tư tưởng thời Tây Chu, Trung Quốc. Đặc điểm chung của chế độ phong kiến là giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền sỡ hữu hữu phần lớn ruộng đất và tiến hành bóc lột địa tô dưới nhiều hình thức khác nhau như tô lao dịch , tô sản phầm, tô tiền hay những hình thức kết hợp đối với nông dân không có hay có ít ruộng đất thì những mức độ đó khác nhau - Xã hội phân hóa thành nhiều giai cấp với đẳng cấp khác nhau. Hệ thống chính trị có thể là hệ thống phân quyền cát cứ có thể là tập trung theo chính thể quân chủ. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân, những giai đoạn cuối kinh tế hàng hóa phát triển mạnh dẫn đến sự ra đời của kết cấu kinh tế xã hội chủ nghĩa. II. So sánh cơ sở thiết lập giữa Nhà nước phương Đông và La Mã cổ đại. - Sự hình thành chế độ phong kiến cũng như nhà nước phong kiến chính là quá trình phong kiến hóa, đó là 1 quá trình, diễn ra trong thời gian dài và có 2 con đường : Một là hình thành từ nhà nước chiếm hữu nô lệ. hai là, có những nước từ chế độ nguyên thủy đang tan rã, bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên chế độ phong kiến và thiết lập nhà nước phong kiến. Nhà nước phương Đông cổ đại bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc hoàn toàn tách biệt nhau nằm gàn các hệ thống sông lớn còn Nhà nước La Mã nằm trên bán đảo italia hình chiêc ủng với vùng biển rộng lớn. 1. Sự giống nhau 1.1 Điều kiện tự nhiên. - Cả 2 nước phương Đông và La Mã cổ đại đều có những thuận lợi nhất định về điều kiện tự nhiên cho việc hình thành nhà nước như vị trí địa lý thuận lợi nằm giáp những con sông lớn hoặc chứa những đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, khi hậu, đất đai tương đối thuận lợi cho nhân dân canh tác các loại hoa màu. - Ngoài ra, Nhà nước phương Đông và La Mã cổ đại là những vùng giàu khoáng sản, có nhiều cảng biển lớn nằm dọc các biển hoặc sông lớn là điều kiện giao thương mua bán trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác. - Chính nhờ thiên nhiên ưu đãi nên kinh tế phương Đông và phương Tây ( La Mã) đã phát triển về cả nông nghiệp, công và thương nghiệp là cơ sở để kinh tế phát triển thúc đẩy xã hội phát triển. 1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội - Sự giống nhau trong cơ sở hình thành của nhà nước phương Đông và La Mã cổ đại còn thể hiện trên các mặt như kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng. Trong đó: + Về cơ sở kinh tế, nhà nước phong kiến phương Đông và La Mã có nền kinh tế khá phát triển như nông nghiệp, kinh tế thủ công nghiệp và buôn nhỏ, kinh tế. Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa giai cấp bắt đầu nảy sinh. + Về xã hội, xã hội nhà nước phương Đông và La Mã cổ đại hình thành 2 giai cấp cơ bản là nông dân( La mã gọi là nông nô ) và địa chủ phong kiến ( La mã gọi là lãnh chúa hoặc chúa đất ). Cả 2 nhà nước này đều sử dụng hình thức bóc lột địa tô đặc trưng và rất phổ biến, sự phân chia đẳng cấp làm cho mâu thuân giai cấp trở nên sâu sắc giữa các tầng lớp người cũng là cơ sở quan trọng của xã hội cho sự hình thành Nhà nước phong kiến sau này . 2. Sự khác nhau 2.1 Điều kiện tự nhiên. Tuy có những điểm giống nhau cho sự hình thành giữa 2 Nhà nước phong kiến phương Đông và La Mã cổ đại nhưng nhìn 1 cách khách quan 2 nhà nước lại có những điểm khác nhau rất rõ: - Nhà nước Phương Đông có nhiều thuận lợi hơn như vị trí địa lý nằm trên các con sông lớn khí hậu nhiệt đới, đất đại màu mỡ có nhiều đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Cùng với đó, sự phụ thuốc khí hậu là nguyên nhân dẫn đến nhưng thay đổi sau đó. - Nhà nước La Mã thì tuy đất đai không màu mỡ bằng nhưng bù lại có nhiều khoáng sản, cảng biển tạo thuận lợi cho thương nghiệp phát triển. Chính điều nay đã tạo điều kiên cho hoạt động buôn bán thương nghiệp phát triển thúc đẩy kinh tế phát triển kéo theo hệ quả sau đó. 2.2 Về điều kiện kinh tế - xã hội - Kinh tế: + Ở nhà nước phương Đông, vào khoảng tiên nhiên kỷ thứ IV TCN, công cụ lao động bằng đồng xuất hiện. Hoạt động sản xuất với công cụ lao động bằng đồng đã sớm giúp cư dân phương Đông có cuộc sống định canh định cư trên các đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ. từ đó, xã hội phương đông có sự phân công lao động. tuy nhiên, nó làm cho năng suất lao động tăng và sản phẩm dự thừa bắt đầu xuất hiện. tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất ở phương Đông tồn tại dưới chế độ công hữu hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Vì thế, chế độ tư hữu xuất hiện nhưng chậm chạp và manh nha. + Còn nhà nước La Mã (phương Tây), từ thế kỷ thứ VII – VII TCN nền kinh tế nhìn chung vẫn tư cung tự cấp nhưng do hoạt đông phát triền của công thương nghiệp nên nền kinh tế bị cuốn vào sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp . Nền kinh tế phát triển mạnh, làm cho chế độ tư hữu xuất hiên diễn ra nhanh chóng sự phân hóa giai cấp bắt đầu. + Như vậy , cơ sở kinh tế cho sự hinh thành chính thể quân chủ chuyên chế phương dông là bắt nguyền từ hoạt động trị thủy làm xuất hiện chế độ công hữu còn La mã ( phương Tây ) thì sự phát triển của thương nghiệp làm kinh tế phát triển xuất hiện chế độ công hữu xã hội phân hóa mâu thuẫn giai cấp xuất hiện thúc đẩy sự ra đời nhà nước . - Về xã hội: + Ở phương đông, khi kinh tế phát triển các tiểu gia đình trong đại gia đình thị tộc có xu hướng thoát ly khỏi công xã thị tộc để sinh sống. Lúc này quan hệ huyết thống không còn đủ sức rằng buộc duy trì chế độ cũ nên đã tan rã thay thế vào đó là các công xã láng giềng có nhiều ảnh hưởng đến đời sống phương Đông.. Mặt khác, khi thị tộc tan ra thì chế độ tư hữu xuất hiện đó là quá trình mà các tù trưởng tộc trưởng thủ lĩnh liên minh bộ lạc chiếm được nhiều của cải họ dựa vào sức mạnh của mình để bóc lột chỉ huy các cuộc chiến tranh để tranh giành đất đai tài sản , mâu thuẫn xã hội bắt đầu sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ. Học thuyết mác lê nin đã chỉ rõ răng “ khi mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt không thể điều hòa được thì giai cấp mạnh hơn sẽ thành lập tổ chức để điều hòa mâu thuân đó” + Trong khi đó ở phương Tây (La Mã), sự phát triển kinh tế làm cho xã hội phân hóa giai cấp sâu sắc như : quý tộc, bình dân, nô lệ… Mỗi giai cấp có địa vi khác nhau sự bất bình đẳng diễn ra ngày càng cao mâu thuẫn giai cấp lớn đân. Nô lệ đóng vai trò quan trọng trong các nhành cong nghiệp là lực lượng làm ra của cải, là đối tượng chủ nô bóc lột. Trong xã hội dó, mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ diễn ra cực kỳ gay gắt. Nô lệ bắt đầu vùng lên, chủ nô đã thiết lập nhà nước để dập tắt các cuộc nổi dậy đó. + Như vậy, ở phương Đông cơ sở bắt nguồn chính là sự thay đổi quan hệ sở hữu kéo theo sự phân hóa xã hội, do nhu cầu trị thủy sự tư lợi cho cá nhân xảy ra chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thay cho ché độ công hữu tồn tại trước đó, sự phân hóa giàu nghèo bắt đầu. Phương Tây (La Mã) thì quá trình kinh tế phát triển, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn kéo theo sự phân hóa giai cấp mẫu thuãn giữa chủ nô và nô lệ diễn ra cực kỳ gay gắt đòi hỏi phải có nhà nước để giải quyết vấn đề đó. KẾT BÀI Nhà nước quân chủ chuyên chế phương Đông và phương Tây ( La Mã) cổ đại là những quốc gia tiêu biểu cho chế độ phong kiến của thế giới. Không chỉ mang đặc trưng nhất của chính thể quân chủ chuyên chế mà còn chứa đựng cho mâu thuẫn giai cấp của thời đại. Cả nhà nước quân chủ chuyên chế phương Đông và phương Tây ( La mã) cổ đại có nhiều điểm khác nhau nhưng cơ sở hình thành là 1 trong những nét khác biệt nhất