Câu1: vì sao nói khai thác khoáng sản, thủy điện là thế mạnh của Trung Du và miền núi Bắc Bộ(nêu ví dụ) Câu2: dựa vào hình 4.2 trang 16 hãy nhận xét sự thay đổi về quy mô và cơ cấu lao động theo nghành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1989-2003 Câu3: vì sao nói kinh tế biển là thế mạnh của Duyên Hải Nam Trung Bộ ( -thế manh: ... -các loại thủy vực: mặn,ngọt,lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế: ..... - du lịch:. .. -kinh tế khoáng sản biển: .... Giúp mình với😢

1 câu trả lời

Câu:1:

Thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Khai thác chế biến khoáng sản (nhờ có nguồn than đá với trữ lượng lớn), phát triển thủy điện (các hệ thống sông lớn có tiềm năng thủy điện cao).

VD: nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Sơn La,.....

Câu:2:

- Về cơ cấu lao động (năm 2003): chiếm tỉ trọng cao nhất là nông – lâm –ngư nghiệp (60,3%), tiếp đến là dịch vụ (23,2%), thấp nhất là ngành công nghiệp – xây dựng (16,5%).

- Về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành:

+ Tỉ trọng lao động ngành nông –lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm từ 71,5%  (1989) xuống 60,3% (2003).

+ Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng lên: công nghiệp – xây dựng tăng 5,3% (từ 11,2%  năm1989 lên  16,5% năm 2003); dịch vụ tăng 5,9% (từ 17,3%  năm 1989 lên  23,2% năm 2003).

Câu:3:

-Thế mạnh: kinh tế biển

-Vận tải trong nước và quốc tế: Chùm cảng nước sâu dảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn xơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu.

-Du lịch: Đây là vùng giàu tài nguyên du lịch, có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng…

-Kinh tế khoáng sản biển: nguồn lợi hải sản,chiếm 20% đánh bắt của cả nước, diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 60.000 ha, có thể nuôi trồng các loại đặc sản trên các loại thuỷ vực: mặn,ngọt,lợ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

9 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước