Câu1: Từ nguyên tắc “ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình”, hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay? Câu 2: Nêu các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Theo anh/chị, các xu thế này tác động đến Việt Nam như thế nào? ( giải chi tiết giúp mình với ạ , mình cảm ơn nhiều)

1 câu trả lời

Câu 1:

-Từ nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của việt nam hiện nay là: 

+Việc Trung Quốc sử dụng các phương tiện quân sự như: Tàu chiến, máy bay hộ tống giàn khoan Hải Dương - 981; dùng các tàu hải cảnh, kiểm ngư, tàu cá bọc sắt chủ động đâm va, dùng vòi rồng cản phá các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư đang làm nhiệm vụ của Việt Nam, tàu cá của ngư dân đang hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động sử dụng vũ lực. Những hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là một thành viên.

+Là một thành viên ký Công ước Luật Biển, nên Trung Quốc phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Công ước, cần có thiện chí, sự sẵn sàng hợp tác và sự nhượng bộ trong giải quyết các tranh chấp, bất đồng. Trong quan hệ với ASEAN, ngoài việc tuân thủ nghiêm Công ước Luật Biển, Trung Quốc cần phải thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC mà Trung Quốc là một bên đối tác, tiến tới xây dựng COC giữa ASEAN và Trung Quốc.

+Trong giải quyết các tranh chấp, cần kiên trì, kiềm chế, xử lý bình tĩnh, trên tinh thần đoàn kết và hợp tác; tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Cần phát huy hiệu quả của các cơ chế an ninh khu vực, giải quyết vấn đề bất đồng, tranh chấp từ dễ đến khó, từ ít phức tạp đến phức tạp hơn. Các nước cần chủ động cung cấp thông tin công khai, minh bạch, chính xác để thế giới biết ai đúng ai sai để họ có tiếng nói ủng hộ chính nghĩa, không lôi kéo, tập hợp lực lượng để chống lại hay đối trọng với các nước khác.

Câu 2: 

-Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay là:

+Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển cả về trình độ và tính chất:

Toàn cầu hóa, xét về bản chất, là quá trình gia tăng và lan tỏa những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới.

 +Xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang diễn ra rất mạnh mẽ, trở thành một trong những xu thế phát triển mới của đời sống nhân loại trong giai đoạn hiện nay của thời đại.

 +Xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển

Thế kỷ XX đã xảy ra hai cuộc chiến tranh thế giới mà hậu quả vô cùng thảm khốc. Hiện nay, nếu chiến tranh thế giới, chiến tranh giữa các nước lớn xảy ra sẽ dẫn tới nguy cơ phá vỡ toàn bộ hạ tầng kinh tế của nhiều nước và nếu trở thành cuộc chiến tranh hạt nhân thì tất cả sẽ bị hủy diệt. Vậy nên hòa bình và ổn định là nhu cầu và khát vọng của toàn nhân loại.

-Các xu thế này tác động đến Việt Nam: Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội tuy không còn sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa như trước, nhưng trong giai đoạn mới của thời đại, khi cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa đời sống thế giới, tất cả các nước đều ở trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, không một nước nào sống biệt lập mà có thể phát triển được. Sự hợp tác kinh tế với các nước bằng nhiều hình thức sinh động trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau dưới bất kỳ hình thức nào, sẽ tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, phục vụ cho việc phát triển kinh tế đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là những thách thức, những nguy cơ mà chúng ta cần có sự nhận thức sâu sắc và tỉnh táo, không một chút mơ hồ, mất cảnh giác, để có những chủ trương, biện pháp ngăn ngừa, đối phó hữu hiệu. Như vậy, từ một nước kinh tế kém phát triển, nếu chúng ta biết tranh thủ những thời cơ, những thuận lợi và biết vượt qua những thách thức, những nguy cơ, chúng ta có thể “phát triển rút ngắn” lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa theo quan điểm của V.I. Lênin.

@Nguyenngoclebang/hoidap247

 CHÚC BẠN HỌC TỐT :33

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

2 lượt xem
1 đáp án
14 giờ trước