Câu: Nhận xét tác động các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (1919-1925)? Giúp mik với.....cảm ơn nhìu
1 câu trả lời
(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước với tuổi đời còn rất trẻ và từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Lúc đó Nguyễn Tất Thành chưa có một khái niệm rõ ràng về giai cấp, đấu tranh giai cấp, đảng chính trị, Chủ nghĩa Mác - Lênin… Hành trang Người mang trong mình là truyền thống yêu nước, cốt cách văn hóa, truyền thống và kinh nghiệm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba … Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình”[1]
Khi ra nước ngoài, đến nước Pháp, nước Mỹ, nước Anh và nhiều nước khác nữa, Người sống và lao động cùng những người công nhân, những người lao động nghèo và tìm thấy ở đó những điểm tương đồng với hoàn cảnh của người dân Việt Nam. Người trở lại Pháp tham gia các hoạt động chính trị. Đầu năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, vì theo Người, đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, ngày 18/6/1919, đại biểu các nước đế quốc tham chiến họp Hội nghị ở Vécxây (Pháp). Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi tới Hội nghị Vécxây (ký tên Nguyễn Ái Quốc).
Đồng thời, Người tích cực hoạt động trong phong trào công nhân, nhân dân lao động nghèo khổ khắp đường phố Pari, đặc biệt là các hoạt động kêu gọi nhân dân Pháp ủng hộ cuộc cách mạng của nước Nga Xô Viết chống lại cuộc bao vây của các nước đế quốc như: rải truyền đơn, tuyên truyền vận động nhân dân Pháp quyên góp tiền ủng hộ nước Nga Xô Viết… Ngày 11/2/1920, Nguyễn Ái Quốc thuyết trình đề tài “Chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á và vấn đề ruộng công điền ở Trung Quốc và Việt Nam” tại Hội nghị những người thanh niên Cộng sản Quận 2 (Pa-ri). Đến ngày 27/3/1920, Người nói chuyện với thanh niên ở quận này về chủ nghĩa xã hội…
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc chứng tỏ nhận thức chính trị của Người đã có bước phát triển mạnh mẽ, hướng gần đến Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin. Người liên tục theo dõi các sự kiện chính trị xã hội trên các báo ra hàng ngày.