Câu hỏi dành cho học sinh chuyên văn từ lớp 10 trở lên ( đề nghị không được chép trên mạng ) : Đề : Hãy nêu đặc điểm, định nghĩa, tính chất của thể loại văn học dân gian Việt Nam, sau đó phân tích một tác phẩm văn học dân gian Việt Nam mà mình thích và nêu cảm nghĩ của mình về tác phẩm văn học nhân gian đó ......... Chú ý : xin nhắc lại là không chép mạng....... Vì đa số các bài viết trên mạng tui đều đọc qua rồi ...... làm tốt thì điểm số không thành vấn đề ........ Giúp mình nhé .... cảm mơn .....
2 câu trả lời
Khái niệm: Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.
- Đặc điểm:
1.Tính nguyên hợp của văn học dân gian :
- Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lãnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lãnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung. Bởi vì đại bộ phận nhân dân , tác giả văn học dân gian , không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm , tri thức , tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian, một loại nghệ thuật không chuyên.
-Về loại hình nghệ thuật : Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ : Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành. Một bài dân ca trong đời sống thực của nó , không chỉ có lời mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát…
- Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn tại: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian) , tồn tại cố định ( tồn tại bằng văn tự ), tồn tại hiện ( tồn tại thông qua diễn xướng). Tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn tại đích thực của văn học dân gian .
2.Tính tập thể của văn học dân gian :
Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian.
3.Văn học dân gian – một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân :
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM THÁNH GIÓNG
1. Mở Bài
- Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết đặc sắc được ông cha ta lưu truyền từ đời này qua đời khác.
- Thể hiện niềm mong ước, niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp, chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt ắt được ông trời phù hộ.
- Nhân vật chính tài giỏi, có sức mạnh phi thường, xuất thân kỳ lạ,... Thánh Gióng cũng là một trong số những truyền thuyết như vậy có đặc điểm như vậy.
2. Thân Bài
* Sự ra đời và trưởng thành của Thánh Gióng có nhiều điểm kỳ lạ:
- Mẹ 60 tuổi, ướm chân vào vết chân lớn có thai rồi sinh ra Thánh Gióng
- Ba tuổi không biết nói, thấy sứ giả thì nói được ngay, thậm chí kêu sứ giả vào xin đi giết giặc.
- Vươn vai trở thành người lớn, ăn bao nhiêu cũng không đủ, bỗng chốc thành người khổng lồ.
* Hành trình giết giặc oai phong, mạnh mẽ và anh hùng:
- Một người, một ngựa, một roi đối đầu với quân giặc, roi sắt gãy thì nhổ tre làm vũ khí.
- Đánh thắng giặc thì cưỡi ngựa sắt bay về trời.
=> Không phải người phàm trần mà là thần linh trên trời hóa thân thành.
3. Kết Bài
- Khẳng định sức mạnh trong công cuộc chống giặc ngoại xâm
- Niềm tin của nhân dân về cuộc sống tốt đẹp, niềm tin về chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt ắt có thần tiên phù hộ, từ đó hướng con người đến chữ "thiện" tốt
- Khái niệm: Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.
- Đặc điểm:
1.Tính nguyên hợp của văn học dân gian :
- Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lãnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lãnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung. Bởi vì đại bộ phận nhân dân , tác giả văn học dân gian , không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm , tri thức , tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian, một loại nghệ thuật không chuyên.
-Về loại hình nghệ thuật : Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ : Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành. Một bài dân ca trong đời sống thực của nó , không chỉ có lời mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát…
- Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn tại: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian) , tồn tại cố định ( tồn tại bằng văn tự ), tồn tại hiện ( tồn tại thông qua diễn xướng). Tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn tại đích thực của văn học dân gian .
2.Tính tập thể của văn học dân gian :
Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian.
3.Văn học dân gian – một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân :
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM THÁNH GIÓNG
1. Mở Bài
- Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết đặc sắc được ông cha ta lưu truyền từ đời này qua đời khác.
- Thể hiện niềm mong ước, niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp, chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt ắt được ông trời phù hộ.
- Nhân vật chính tài giỏi, có sức mạnh phi thường, xuất thân kỳ lạ,... Thánh Gióng cũng là một trong số những truyền thuyết như vậy có đặc điểm như vậy.
2. Thân Bài
* Sự ra đời và trưởng thành của Thánh Gióng có nhiều điểm kỳ lạ:
- Mẹ 60 tuổi, ướm chân vào vết chân lớn có thai rồi sinh ra Thánh Gióng
- Ba tuổi không biết nói, thấy sứ giả thì nói được ngay, thậm chí kêu sứ giả vào xin đi giết giặc.
- Vươn vai trở thành người lớn, ăn bao nhiêu cũng không đủ, bỗng chốc thành người khổng lồ.
* Hành trình giết giặc oai phong, mạnh mẽ và anh hùng:
- Một người, một ngựa, một roi đối đầu với quân giặc, roi sắt gãy thì nhổ tre làm vũ khí.
- Đánh thắng giặc thì cưỡi ngựa sắt bay về trời.
=> Không phải người phàm trần mà là thần linh trên trời hóa thân thành.
3. Kết Bài
- Khẳng định sức mạnh trong công cuộc chống giặc ngoại xâm
- Niềm tin của nhân dân về cuộc sống tốt đẹp, niềm tin về chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt ắt có thần tiên phù hộ, từ đó hướng con người đến chữ "thiện" tốt đẹp.
VD:
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.