Câu 9: Em hãy : - Nêu thành phần không khí. - Nêu vai trò của không khí với tự nhiên. - Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. Câu 10: a, Làm thế nào để biết trong hơi thở của ta có khí carbon dioxide? b, Tại sao thợ lặn sâu dưới nước, phi hành gia khi bay vào vũ trụ thường mang theo bình dưỡng khí? c, Tại sao không nên đóng cửa và ngủ trong xe oto (dù có bật điều hòa) hoặc đóng cửa khi ngủ trong một căn phòng nhỏ? Câu 11: - Em hãy nêu một số tính chất cơ bản của một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống. - Em hãy nêu cách sử dụng một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu thông dụng trong đời sống. - Em hãy nêu một số giải pháp để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.

2 câu trả lời

Câu 9

*Thành phần của không khí gồm: Nitrogen ( ni tơ ) chiếm 78%; oxygen ( oxi ) chiếm 21%; carbon dioxide chiếm 1%

 *Vai trò của không khí với sự sống:

- Là thành phần quan trọng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, ...

- Giúp điều hòa khí hậu, giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh.

- Khí cacbonic trong không khí cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.

- Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.

- Khi mưa dông có sấm sét, nitrogen trong không khí được chuyển hóa thành chất có chứa nitrogen có lợi cho cây cối (dạng phân bón tự nhiên).

*Biện pháp bảo vệ môi trường:

- Trồng thật nhiều cây xanh.

- Phát triển năng lượng sạch.

- Không xả rác bừa bãi.

- Đi phương tiện công cộng để giảm bớt khí thải từ phương tiện giao thông cá nhân

Câu 10 

a. Để nhận biết khí này có trong hơi thở của chúg ta, ta làm theo cách sau đây: lấy một ly thuỷ tinh có chứa nước vôi trong và thở hơi sục qua. Khi quan sát, ta thấy ly nước vôi bị vẩn đục. Vậy trong hơi thở của chúng ta có khí cac bo nic đã làm đục nước vôi

b.Tại vì cang lên cao thì không khí càng loãng nên các nhà leo núi phải đeo theo các bình dưỡng khí

Con người không thể thở dưới nước nên phải mang theo bình dưỡng khí

Khi càng xuống sâu áp suất tăng rất nhanh nên phải mang theo các thiết bị đặc biệt

c.Vì việc lái xe dừng đỗ 1 chỗ mà đang bật điều hòa, sẽ sản sinh ra khí carbon monoxide (CO). Lúc này, khí CO sẽ len lỏi vào trong khoang xe gây hại cho cơ thể, đặc biệt là ngộ độc. Nếu cơ thể bị ngộ độc, hôn mê có thể dẫn đến tình trạng tử vong khi đóng kín cửa và ngủ trong xe ô tô

Câu 11

*Các tính chất cô bản của 1  số vật liệu trong cuộc sống

Nhựa

- Tính chất: dễ tạo hình, thường nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, bền với môi trường

=> Dùng để chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống hằng ngày

- Để sử dụng an toàn các vật liệu bằng nhựa, cần tránh đặt chúng gần nơi có nhiệt độ cao

- Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần

Kim loại

- Tính chất chung: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt

  + Các kim loại khác nhau còn có những tính chất khác nhau: tính nhẹ, tính cứng, tính bền…

=> Dùng để làm xoong, nồi, dây dẫn điện, vỏ tàu, vỏ máy bay

- Khi sử dụng vật liệu bằng kim loại cần chú ý tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt của kim loại

- Một số kim loại có thể bị gỉ trong môi trường không khí vì vậy người ta thường sơn lên bề mặt kim loại

Cao su

- Tính chất: có tính đàn hồi, có khả năng chịu mài mòn, cách điện, không thấm nước

=> Dùng làm lốp xe, gang tay cách điện, vỏ dây điện

- Khi sử dụng vật liệu bằng cao su, cần chú ý không nên để nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn

Thủy tinh

- Tính chất: bền với môi trường, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hóa chất, trong suốt, cho ánh sáng truyền qua

=> Dùng làm đồ gia dụng, dụng cụ trong phòng thí nghiệm

- Thủy tinh khi vỡ dễ gây thương tích => cần cẩn thận khi sử dụng chúng

- Nên dùng vải mềm để lau chùi, tránh đặt những vật cứng, nặng đè lên

Gốm

- Tính chất: vật liệu cứng, bền với môi trường, cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao

=> Dùng làm ngói, bát, cốc, đĩa

Gỗ

- Tính chất: bền, chắc, dễ tạo hình

=> Dùng làm cửa, sàn gỗ, đồ nội thất

- Gỗ dễ bị ẩm, mốc, mối…=> xử lý gỗ bằng cách sấy, tẩm hóa chất trước khi đưa vào gia công đồ vật

*Cách sử dụng 1 số vật liệu trong cuộc sống 

- Sử dụng vật liệu không hợp lí sẽ làm lãng phí tài nguyên, gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường

=> Cần phải bảo vệ, bảo quản và sử dụng chúng đúng cách, khuyến khích dùng các vật liệu có thể tái sử dụng, hạn chế dùng vật liệu khó phân hủy

*Một số biện pháp sử dụng nguồn nguyên liệu an toàn và hiệu qua và đảm bảo sự phát triển bền vững:

– Sử dụng tối đa các chất thải công nghiệp và dân dụng để làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng thay cho nguyên liệu tự nhiên
– Thu gom và tái chế các nguyên liệu đã qua sử dụng
– Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu khô mà nên đầu tư công nghệ sản xuất những sản phẩm có giá trị
– Quy hoạch khai thác nguyên liệu quặng, đá vôi theo công nghệ hiện đại, quy trình khép kín,… để tăng hiệu suất khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường

Câu 9: Em hãy :

- Nêu thành phần không khí.

 không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn cókhí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... Trong bầu khí quyển của trái đất, nitơ chiếm khoảng 78%, ôxi chiếm khoảng 21%.

- Nêu vai trò của không khí với tự nhiên.

 Cung cấp oxygen cần cho sự hô hấp của con người, động vật, thực vật…

 Cung cấp carbon dioxide cần cho sự quang hợp.

 Cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật thông qua nitơ có trong không khí.

 Hơi nước trong không khí góp phần ổn định nhiệt độ của Trái Đất và là nguồn gốc sinh ra mây, mưa.

- Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Phương tiện giao thông thải ra rất nhiều khí độc hại vào không khí. ...

Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. ...

Sử dụng năng lượng sạch. ...

Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. ...

Hạn chế các hoạt động đốt cháy. ...

Trồng cây xanh.

Câu 10:

a, Làm thế nào để biết trong hơi thở của ta có khí carbon dioxide?

Đổ nước vôi trong ra một cái cốc rồi hà hơi vào mặt nước vôi trong cốc.

Ta thấy nước vôi bị đục, mà khí cacbonic làm đục nước vôi trong => Trong hơi thở của ta có khí cacbonic.

b, Tại sao thợ lặn sâu dưới nước, phi hành gia khi bay vào vũ trụ thường mang theo bình dưỡng khí?

Tại vì cang lên cao thì không khí càng loãng nên các nhà leo núi phải đeo theo các bình dưỡng khí

Con người không thể thở dưới nước nên phải mang theo bình dưỡng khí

Khi càng xuống sâu áp suất tăng rất nhanh nên phải mang theo các thiết bị đặc biệt

c, Tại sao không nên đóng cửa và ngủ trong xe oto (dù có bật điều hòa) hoặc đóng cửa khi ngủ trong một căn phòng nhỏ?

Vì việc lái xe dừng đỗ 1 chỗ mà đang bật điều hòa, sẽ sản sinh ra khí carbon monoxide (CO). Lúc này, khí CO sẽ len lỏi vào trong khoang xe gây hại cho cơ thể, đặc biệt là ngộ độc. Nếu cơ thể bị ngộ độc, hôn mê có thể dẫn đến tình trạng tử vong khi đóng kín cửa và ngủ trong xe ô tô

Câu 11:

- Em hãy nêu một số tính chất cơ bản của một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống.

Nhựa 

Đặc điểm: dễ tạo hình, thường nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện và bền mới môi trường.

→ Nhựa được dùng để chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các vật liệu bằng nhựa, tránh đặt chúng gần nơi có nhiệt độ cao. Lựa chọn các loại nhựa phù hợp cho mục đích. Tìm hiểu các kí hiệu sử dụng đồ nhựa an toàn.

Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Kim loại

Đặc điểm chung: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt.

Một số kim loại có tính chất khác như: tính nhẹ, tính cứng, tính bền,...

Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại cần chú ý về tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt tố của kim loại.

Ví dụ không tiếp xúc trực tiếp với phần dây dẫn điện bị mất lớp nhựa bảo vệ.

Một số kim loại có thể bị gỉ trong môi trường không khí. Vì vậy, để bảo vệ, người ta thường sơn lên bề mặt kim loại.

Cao su

Đặc điểm: bị biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng, có khả năng chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước.

Khi sử dụng các vật dụng bằng cao su, cần chú ý không nên để chúng ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với các hóa chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn

Thủy tinh

Đặc điểm: Bền, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hóa chất. Thủy tinh trong suốt, cho ánh sáng truyền qua.

Khi sử dụng các vật dụng thủy tinh cần cẩn thận để tránh rơi vỡ. Lựa chọn loại thủy tinh phù hợp với mục đích sử dụng.

Gốm

Đặc điểm: cứng, bền với điều kiện môi trường. Nhiều loại gốm cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao.

Gỗ

Đặc điểm: bền chắc và dễ tạo hình. Tuy nhiên, gỗ dễ bị ẩm, mốc hay bị mối, mọt,...phá hoại. Người ta thường xử lí gỗ bằng cách sấy, tẩm hóa chất trước khi đưa vào gia công đồ vật.

- Em hãy nêu cách sử dụng một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu thông dụng trong đời sống.

Thép, đồng, nhôm, titan, cacbon, cao su, nhựa, thủy tinh, gốm, sứ...

- Em hãy nêu một số giải pháp để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.

- Có thể làm các sản phẩm tái chế sử dụng chai, lọ nhựa hoặc vật dụng không sử dụng, giúp giảm lượng rác thải và bảo vệ môi trường.

- Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.

- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng

- Tăng cường sử dụng những nhiên liệu có thể tái tạo và ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, như xăng sinh học (E5, E10,…)