Câu 89: Oxit cao nhất của một nguyên tố A chứa 52,94% khối lượng A. Xác định A. A. Mg B. Al C. Ba D. S Câu 90: Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A. Tỉ lệ thành phần phần trăm của nguyên tố R trong oxit cao nhất và % nguyên tố trong hợp chất khí đối với Hiđro là 0,5955. R là: A. Mg B. Al C. Br D. S Câu 91: Có 2 oxit của cùng một nguyên tố R. Trong oxit thứ nhất, oxi chiếm 12/19 khối lượng oxit; trong oxit thứ hai R chiếm 7/11 khối lượng oxit. Xác định R. A. C B. S C. N D. Không xác định Câu 92: Cho 8,5g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp tác dụng với H2O dư thu được 3,36l khí H2 (đktc). Tên 2 kim loại kiềm là: A. Na, K B. Li, K C. K, Rb D. Li, Na Câu 93: Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp nhau thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lit khí H2(đkc). Hai kim loại đó là: A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba

1 câu trả lời

Đáp án:

`89. B`

`90. C`

`91. C`

`92. A`

`93. B`

Giải thích các bước giải:

Câu `89: B`

Đặt công thức của oxit cao nhất là `A_2 O_n`

`%_A = (2M_A . 100)/(2M_A + 16n) = 52,94`

`-> 2M_A = 1,0588M_A + 8,4704n`

`-> 0,9412M_A = 8,4704n`

`-> M_A = 9n`

`=>` $\begin{cases} n=3\\M_A=27\\\end{cases}$

`=> A` là `Al` (Nhôm)

Câu `90: C`

Đặt công thức của oxit cao nhất là `R_2 O_n`

`-> %R_{(\text{trong oxit cao nhất})} = (2M_R . 100)/(2M_R + 16n)`

Đặt công thức của hợp chất khí đối với `H` là `RH_{8-n}`

`-> %R_{(\text{trong hợp chất khí})} = (M_R . 100)/(M_R + 8-n)`

Ta có: `((2M_R . 100)/(2M_R + 16n))/((M_R . 100)/(M_R + 8-n)) = 0,5955`

`-> (2M_R . 100)/(2M_R + 16n) . (M_R + 8-n)/(M_R . 100) = 0,5955`

`-> (M_R + 8 - n)/(M_R + 8n) = 0,5955`

`-> M_R + 8 - n = 0,5955M_R + 4,764n`

`-> 0,4045M_R = 5,764n - 8`

`-> M_R = (5,764n - 8)/(0,4045)`

Vì `R` là phi kim nên `n` nằm trong khoảng từ `4 - 7`

`=>` $\begin{cases} n=7\\M_R=80\\\end{cases}$

`=> R` là `Br` (Brom)

Câu `91: C`

Đặt CTTQ của 2 oxit trên lần lượt là `R_2 O_x, R_2 O_y`

Ta có: `%_O = (16x . 100)/(2M_R + 16x) = 12/19`

`-> 304x = 24M_R + 192x`

`-> 112x = 24M_R`

`-> M_R = (112x)/24 = 14/3x` `(1)`

Lại có: `%_R = (2M_R . 100)/(2M_R + 16y) = 7/11`

`-> 22M_R = 14M_R + 112y`

`-> 8M_R = 112y`

`-> M_R = (112y)/8 = 14y` `(2)`

Từ `(1)` và `(2)` suy ra: `14/3x = 14y`

`-> 14x = 42y`

`-> x/y = 3/1`

`=> M_R = 14/3 . 3 = 14 . 1 = 14` $(g/mol)$

`=> R` là `N` (nitơ)

Câu `92: A`

Gọi 2 kim loại kiềm lần lượt là `A, B`

Đặt CTHH chung của 2 kim loại kiềm là `\barR`

`2\barR + 2H_2 O -> 2\barR OH + H_2↑`

`n_{H_2} = (3,36)/(22,4) = 0,15 (mol)`

Theo phương trình: `n_{\overline{R}} = n_{H_2} . 2 = 0,15 . 2 = 0,3 (mol)`

`-> M_{\overline{R}} = (8,5)/(0,3) = 28,33` $(g/mol)$

Ta có: `M_A < M_{\overline{R}} < M_B`

`A, B` là kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp nên lần lượt là `Na, K`

Câu `93: B`

Gọi 2 kim loại kiềm lần lượt là `A, B`

Đặt CTHH chung của 2 kim loại nhóm `IIA` là `\barR`

`\barR + H_2 SO_4 -> \barR SO_4 + H_2↑`

`n_{H_2} = (4,48)/(22,4) = 0,2 (mol)`

Theo phương trình: `n_{\overline{R}} = n_{H_2} = 0,2 (mol)`

`-> M_{\overline{R}} = (6,4)/(0,2) = 32` $(g/mol)$

Ta có: `M_A < M_{\overline{R}} < M_B`

`A, B` là kim loại nhóm `IIA` ở 2 chu kỳ liên tiếp nên lần lượt là `Mg, Ca`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm