Câu 7 với địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì Câu 8 trình bày đặc điểm của đồng bằng sông Hồng Câu 9 trình bày đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long Câu 10 trình bày những đặc điểm đồng bằng ven biển miền Trung Câu11 hãy nêu thế mạnh và hạn chế của khu vực Đồng Bằng đối với phát triển kinh tế xã hội Câu12 Hãy so sánh đặc điểm địa hình của các vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam Câu 13 Hãy so sánh địa hình của các vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc Câu14 Hãy so sánh địa hình của hai đồng bằng , đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

2 câu trả lời

Câu 7:

  a/ Thuận lợi:

+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, vật liệu xây dựng…Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.

+ Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thuỷ điện lớn.

+ Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia…Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ…

+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ….), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới.

+ Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái…thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…

b/ Khó khăn: xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.


Câu 8:Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ. Diện tích15.000 km2.  Tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao, lâu đời. Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả...


Câu 9: Diện tích: 40.000 km2, lớn nhất nước ta.Đồng bằng phù sa được bồi tụ của sông Tiền và sông Hậu, mới được khai thác sau ĐBSH.Địa hình: thấp và khá bằng phẳng.Không có đê, nhưng mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nên vào mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đồng bằng. Trên bề mặt đồng bằng còn có những vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn.

10.Diện tích: 15.000 km2. Đồng bằng do phù sa sông biển bồi đắp. Địa hình: hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ, chỉ có đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên tương đối rộng. Phần giáp biển có cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất thấp trũng, trong cùng đã bồi tụ thành đồng bằng. Đất ít phù sa, có nhiều cát.

11.

a/ Thế mạnh:

+ Là nơi có đất phù sa màu mỡ nên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản.

+ Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công nghiệp…

+ Phát triển GTVT đường bộ, đường sông.

b/ Hạn chế: bão, lũ lụt, hạn hán …thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

            ĐBSH vùng trong đê phù sa không được bồi đắp dẫn đến đất bạc màu và tạo thành các ô trùng ngập nước. ĐBSCL do địa hình thấp nên thường ngập lụt, chịu tác động mạnh mẽ của sóng biển và thuỷ triều, dẫn tới diện tích đất ngập mặn, nhiễm phèn lớn. Đồng bằng ven biển miền Trung thì quá nhỏ hẹp, bị chia cắt, nghèo dinh dưỡng.

12.

– Vùng núi Trường Sơn Bắc: Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc- đông Nam với địa thế cao ở 2 đầu và thấp ở đoạn giữa.

– Vùng núi Nam Trường Sơn:Gồm các khối núi và các cao nguyên (Khối núi Kon tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, dốc về phía Đông; Các cao nguyên Bazan Plâyku, Dăklăk, Mơnông, Dilinh ở phía Tây có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500-800-1000m)

13.

- ở Tây Bắc có các dãy núi cao chính là ranh giới của các vùng.

vd: Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam-ngăn gió mùa Đông Bắc từ Đà Nẵng vào; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa khí hậu giữa Tây Bắc và Đông Bắc; dãy Trường Sơn tạo nên gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ

- ở Đông Bắc: Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Những đỉnh núi cao trên 2.000 m ở Thương nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi cao trên 1.000 m ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m.

14.

-Giống:

+ Đều là Đb châu thổ do phù sa sông ngòi bồi tụ dần trên 1 vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng tạo thành.

+ Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng

+ Diện tích rộng

-Khác

+ Diện tích : Đb sông Cửu long rộng hơn.

+ Địa hình:

-Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê chia cắt thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm, tạo thành các bậc ruộng cao  bạc màu và ô trũng ngập nước ; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.

-Đb sông Cửu long, trên bề mặt không có đê, nhung có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng tháp mười, còn về mùa cạn nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 dt đồng bằng bị nhiễm mặn.

7.

- Thuận lợi:

+ Đất đai rộng lớn.

+ Tài nguyên đa dạng (khoáng sản, gỗ, đồng cỏ, thủy điện).

- Khó khăn:

+ Địa hình chia cắt mạnh: núi cao, sông sâu, vực thẳm.

+ Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt.

+ Đường sá khó xây dựng, bảo dưỡng.

+ Dân cư ít và phân tán.

8.

- Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

- Nhờ có thủ đô Hà Nội nên đồng bằng sông Hồng giữ vị trí trung tâm kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hoá của cả nước.

9.

-Diện tích: 40.000 km2, lớn nhất nước ta.

-Đồng bằng phù sa được bồi tụ của sông Tiền và sông Hậu, mới được khai thác sau ĐBSH

-Địa hình: thấp và khá bằng phẳng.Không có đê, nhưng mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nên vào mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đồng bằng.

-Trên bề mặt đồng bằng còn có những vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn.

10.

- Dải đồng bằng ven biển miền Trung có diện tích khoảng 15 nghìn km2.

- Đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

- Đồng bằng phân nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

- Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hóa của hệ thống sông Mã, sông Chu, đồng bằng Nghệ An (sông Cả), đồng bằng Quảng Nam (sông Thu Bồn) và đồng bằng Tuy Hòa (sông Đà Rằng).

- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

11.

Khu vực đồng bằng

- Các thế mạnh:

+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

- Hạn chế:

Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

13.

*Đông Bắc

-Tả ngạn sông Hồng

- Vòng cung.

- Với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông (sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn).

- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, trung bình 600 – 700 m.

- Độ cao có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam.

- Một số đỉnh núi cao >2000 m, nằm ở thượng vòm sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều LiTi, Puthaca).

- Trung tâm là đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600 m, ven biển độ cao

- Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng của các hệt thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

*Tây Bắc

- Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

- Hướng Tây Bắc – Đông Nam

- Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m.

 - Điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipăng cao 3143 m).

Chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam:

- Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao độ sộ.

- Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao.

- Ở giữa thấp hơn là hệ thống các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là dãy núi đá vôi từ Ninh Bình đến Thanh Hóa (CN. Sín Chải,Mộc Châu, Sơn La…).

- Cùng hướng các dãy núi là hướng các thung lũng sông: sông Đà, sông Mã.

14.

*Giống nhau:Đều là đồng bằng châu thổ, là vùng nông nghiệp trọng điểm, dân cư tập trung đông đúc 

*Khác nhau:

+Đồng bằng sông hồng: diện tích 15000km^2. Có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700km chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và ko còn đcược bồi đắp tự nhiên nữa. Trên vùng đồng bằng còn có một số đồi núi thấp

+Đồng bằng sông cửu long: diện tích khoảng 40000km^2. có độ cao trung bình từ 2m đến 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng ko có đe lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới kênh rạch, sông ngòi chẳng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên- Châu Đốc- Hà Tiên- Rạch Giá.

12. câu trả lời là hình

Câu hỏi trong lớp Xem thêm