Câu 7: Ở sinh vật nhân chuẩn, cấu trúc siêu hiển vi của NST có đơn vị nhỏ nhất là A. Nuclêôxôm. B. Sợi nhiễm sắc. C. Sợi cơ bản. D.Crômatit. Câu 10: Trên NST, tâm động có vai trò điều khiển quá trình A. Tự nhân đôi của NST. B. Vận động của NST trong phân bào. C. Hình thành tơ vô sắc. D. Hình thành trung tử. Câu 11: Dạng cấu trúc vật chất di truyền ở vi khuẩn là A. ADN xoắn kép, mạch thẳng, trần. B. ADN xoắn đơn, mạch thẳng, trần. C. ADN xoắn kép, mạch vòng, trần. D.ADN xoắn đơn, mạch vòng trần. Câu 13: NST của tế bào nhân chuẩn có hình dạng điển hình khi tế bào đang tiến hành nguyên phân ở A. Kỳ giữa. B. Kỳ đầu. C. Kỳ trung tâm. D. Kỳ sau. Câu 14: Về mối quan hệ giữa số lượng NST với trình độ tiến hoá của loài, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Số lượng NST trong bộ NST phản ánh trình độ tiến hoá của loài. B. Số lượng NST trong bộ NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài. C. Các loài có mức tiến hoá cao hơn có số lượng NST nhiều hơn. D. Do tiến hoá chậm hơn nên bộ NST ở thực vật có số lượng ít hơn ở động vật. Câu 21: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội cùng loài với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là A. 28. B. 15. C. 21 D. 14 Câu 22: Một tế bào cơ của lợn có 38 NST thì một tế bào tinh trùng của lợn có số NST là A. 10. B. 19 C. 28 D. 38 Câu 28: Thứ tự các bậc cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân chuẩn là A. Sọi cơ bản - sợi chất nhiễm sắc – siêu xoắn (vùng xếp cuộn) – crômatit. B. Nuclêôtit - sợi chất nhiễm sắc – siêu xoắn (vùng xếp cuộn) – crômatit. C. ADN – nuclêôxôm - sợi cơ bản - sợi chât nhiễm sắc – siêu xoắn (vùng xếp cuộn) – crômatit. D. Nuclêôxôm - sợi cơ bản - sợi chất nhiễm sắc – crômatit. Câu 29: Các mức xoắn liên tiếp và đường kính tương ứng ở cấu trúc siêu hiển vi của NST thuộc sinh vật nhân thực là A. Sợi cơ bản (11nm) → sợi chất nhiễm sắc (30nm) → siêu xoắn (vùng xếp cuộn) (300nm) → crômatit (700nm). B. Sợi cơ bản (11nm) → sợi chất nhiễm sắc (30nm) → crômatit (700nm) → siêu xoắn (vùng xếp cuộn) (300nm). C. Sợi chất nhiễm sắc (30nm) → sợi cơ bản (11nm) → siêu xoắn (vùng xếp cuộn) (300nm) → crômatit (700mm). D. Sợi cơ bản (11nm) → siêu xoắn (vùng xếp cuộn) (300nm) → sợi chất nhiễm sắc (30nm) → crômatit (700nm). Giải thích lý do giúp em luôn nhé!

1 câu trả lời

Câu 7:

Ở sinh vật nhân chuẩn, cấu trúc siêu hiển vi của NST có đơn vị nhỏ nhất là sợi cơ bản

⇒Chọn C

Câu 10:

Trên NST, tâm động có vai trò điều khiển quá trình vận động của NST trong phân bào.

⇒Chọn B

Câu 11:

Dạng cấu trúc vật chất di truyền ở vi khuẩn là ADN xoắn kép, mạch vòng, trần

⇒Chọn C

Câu 13:

NST của tế bào nhân chuẩn có hình dạng điển hình khi tế bào đang tiến hành nguyên phân ở kì giữa,lúc này các NST co ngắn cực đại tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

⇒Chọn A

Câu 14:

Số lượng NST trong bộ NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài.

⇒Chọn B

Câu 21: 

Số cromatid ở kì giữa lần phân bào thứ 4:

$4n×2^3=336$

⇒$2n=21$

⇒Chọn C

Câu 22:

Một tế bào cơ của lợn có 38 NST thì một tế bào tinh trùng của lợn có số NST là $n=19$

⇒Chọn B

Câu 28:

Thứ tự các bậc cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân chuẩn là ADN-nucleoxom-Sọi cơ bản - sợi chất nhiễm sắc – siêu xoắn (vùng xếp cuộn) – crômatit.

⇒Chon C

Câu 29:

Các mức xoắn liên tiếp và đường kính tương ứng ở cấu trúc siêu hiển vi của NST thuộc sinh vật nhân thực là Sợi cơ bản (11nm) → sợi chất nhiễm sắc (30nm) → siêu xoắn (vùng xếp cuộn) (300nm) → crômatit (700nm).

⇒Chon A

Câu hỏi trong lớp Xem thêm