Câu 7. Dưới đây là hai câu thơ Tế Hanh miêu tả người dân làng chài: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Theo em,cách miêu tả ở hai câu thơ đó có gì khác nhau? Cách miêu tả ở câu dưới có hiệu quả nghệ thuật đặc biệt gì?

2 câu trả lời

Cách miêu tả ở mỗi câu mỗi khác, ở câu trên, tác giả tả làn da ngăm rám nắng của những người lao động nơi biển cả, thường là dưới ánh nắng chói chang. Đây là câu thơ tả thực, làm nổi bật một nét ngoại hình tiêu biểu thường thấy của người dân chài. Câu thứ hai là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Tuy vẫn nói về thân hình người lao động làng chài nhưng không phải được miêu tả bằng thị giác (như câu trên) mà chủ yếu được cảm nhận bằng tâm hồn nhà thơ : vẻ đẹp khoẻ khoắn, lớn lao, đầy lãng mạn của những đứa con của biển khơi; cả thân hình như thấm đượm “vị xa xăm” của biển khơi bao la, khoáng đạt và đầy bí ẩn. Chú ý : “thân hình nồng thở” và “vị xa xăm” đều là cách nói không có trong ngôn ngữ thông dụng, ở đây, có một hiệu quả nghệ thuật bất ngờ, thú vị.

Câu "Làn da ngăn rám nắng" tả thực làn da đặc trưng của ngư dân vùng biển, nhuộm nắng gió của biển khơi. Câu thơ "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" vừa gợi hình, vừa gợi cảm, gợi lên dáng dấp khỏe mạnh, hùng tráng đầy sức sống của những người dân chài. Từ "vị" cho thấy cách miêu tả khác lạ, thân hình ấy như thấm đậm cả vị mặn mòi và “vị xa xăm” của biển khơi bao la, khoáng đạt.