Câu 7 chiến lược phát triển kinh tế của nhóm nước sáng lập tổ chức Asean từ thập niên 70 của thế kỉ XX là Câu 8 thời kỳ đầu sau khi giành độc lập nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào. Câu 14 sự kiện nào dưới đây đã mở ra bước ngoặt đầu tiên trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN
2 câu trả lời
Câu 7: Chiến lược phát triển kinh tế của nhóm nước sáng lập tổ chức Asean từ thập niên 70 của thế kỉ XX là: chiến lược kinh tế hướng ngoại (công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo).
Câu 8: Thời kỳ đầu sau khi giành độc lập nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế: hướng nội (công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu).
Câu 14: Sự kiện đã mở ra bước ngoặt đầu tiên trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN là: hiệp ước Bali được kí kết (2/1976).
Câu 7
- Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ.
- Chi phí cao dẫn tới tình trạng thua lỗ.
- Tệ tham nhũng, quan lieu phát triển.
- Đời sống nhân dân lao động khó khăn.
- Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
Xuất phát từ những hạn chế đó của chiến lược kinh tế hướng nội, từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại).
Câu 8
Thời kì đầu sau khi dành được độc lập các nước này đều thực hiện công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu nên gọi là kinh tế hướng nội, còn đến những năm 70 mới thực hiện kinh tế hướng ngoại.
Câu 14
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào ngày 8-8-1967 thông qua Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Băng Cốc, được ký bởi ngoại trưởng 5 nước thành viên sáng lập là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau đó,ASEAN đã mở rộng bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó Bru-nây gia nhập năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Mi-an-ma năm 1997 và Căm-pu-chia năm 1999. Đến nay ASEAN đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, hoạt động trên cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế là Hiến chương ASEAN. Hoạt động hợp tác của ASEAN đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các quốc gia trong khu vực.
Trong hơn 5 thập niên qua, các quốc gia trong khu vực đã từng bước vượt qua các rào cản của lịch sử và những khác biệt, cùng chung tay đẩy mạnh hợp tác, tăng cường liên kết dưới một mái nhà ASEAN, cùng phấn đấu vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác, phát triển. ASEAN đã dần xây dựng được các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia, thống nhất được các mục tiêu chung, tạo dựng được lòng tin và thói quen hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, bảo đảm hòa bình và ổn định không chỉ trong khu vực mà còn góp phần tăng cường hòa bình và hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.