Câu 6: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc đạt tới đỉnh cao dưới thời A. nhà Minh. B. nhà Đường. C. nhà Tần. D. nhà Tống. Câu 7: Bộ máy chính quyền ở Ấn Độ dưới thời Vua A-cơ-ba được xây dựng như thế nào? A. Dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc. B. Chủ yếu do người gốc Trung Á Hồi giáo nắm giữ. C. Chủ yếu do người gốc Ấn Độ Hồi giáo nắm giữ. D. Chủ yếu do người gốc Ấn Độ giáo nắm giữ. Câu 8: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ trong xã hội nguyên thủy là A. lửa. B. rìu đá. C. cung tên. D. đồ trang sức. Câu 9: Đế quốc Rôma hoàn toàn bị diệt vong vào thời gian nào? A. Năm 73. B. Năm 476. C. Năm 478 D. Năm 579. Câu 10: Thể chế dân chủ cổ đại ở các quốc gia cổ đại phương Tây phát triển cao nhất ở A. A-ten. B. Rô-ma. C. Pi-rê. D. At-tich. Câu 11: Tại sao nông dân ở các quốc gia cổ đại phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn? A. Do khai phá đất đai B. Do nhu cầu của công tác trị thủy C. Do chống giặc ngoại xâm D. Do sản xuất thủ công nghiệp Câu 12: Quá trình phong kiến hóa ở châu Âu được diễn ra rõ nét nhất ở vương quốc nào? A. Đông-gốt B. Tây-gốt C. Phơ-răng D. Ăng-glô xắc-xông Câu 13: Thời kỳ cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ là A. Gúp-ta. B. Đê-li. C. Hác-sa. D. Mô-gôn. Câu 14: Tổ chức hợp quần xã hội đầu tiên của người nguyên thủy là A. bộ lạc B. thị tộc. C. gia đình phụ hệ. D.bầyngườinguyên thủy. Câu 15: Quốc gia A-út-thay-a và Su-khô-thay-a sau này hợp nhất thành quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á? A. Cam-pu-chia B. Lào C. Mi-an-ma D. Thái Lan Câu 16: Trong thị quốc Địa Trung Hải cư dân sống tập trung ở A. vùng ven biển. B. nông thôn. C. ven sông lớn. D. thành thị.

2 câu trả lời

6 B

7 A

8 A

9 B

10 A

11 B

12 C

13 D

14 D

15 D

16 D

6/

Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao :

* Kinh tế phát triển toàn diện:

+   Thực hiện chế độ quân điền, nông  dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

+    Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….

+     Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

* Chính trị : bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương;  cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương  mở khoa thi chọn người ra làm quan.

* Tiếp tục chính sách xâm lược:  chiếm Nội  Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục.

=> Nhà Đường  trở thành một  đế quốc phong kiến phát triển nhất.

-> B

7/

* Chính sách của vua A-cơ-ba:

- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.

- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.

- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

-> A

8/ -> A

Vì chế tạo ra lửa giúp người tối cổ xua đuổi thú dữ

Sưởi ấm

Ăn chín uống sôi

9/

Đế quốc Rooman bị diệt vong năm 476 

-> B

10/ - Thế chế dân chủ cổ địa phát triển nhất ở Aten.

-> A

11/ Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.
-> B

12/ Khi quan hệ bóc lột địa tô của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô được xác lập th quan hệ phong kiến hình thành. Đó chính là quá trình phong kiến hoá diễn ra ở các nưóc Tây Âu, mà điển hình là ở Vương quốc Phơrăng

-> C

13/ Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Tuy là thời kì cuối cùng, nhưng không phải chỉ có khủng hoảng, suy thoái và tan rã. Thật vậy, các vị vua thời kì đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hoá” và xây dựng đất nước.

-> D

14/ Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gắn với người tối cổ là bầy người nguyên thủy. Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội, có người đứng đầu, có phân công lao động nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.
-> D

15/ -> D

16/ Do tình trạng đất đai phân tán nhỏ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc. - Nước thì nhỏ, nghề buôn phát triển nên cư dân tập trung ở thành thị có phố sá, lâu đài đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng, đó là thị quốc.

-> D

Câu hỏi trong lớp Xem thêm