Câu 6: Các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào? Câu 7: Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền? Câu 8: Hãy cho biết các sông và cảnh quan tư nhiên của Nam Á? Câu 9: Em hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á? Câu 10: Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á? Điều kiện khí hậu đó có ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?
2 câu trả lời
Câu 6:
Sự phân bố các dạng địa hình Tây Nam Á:
- Phía đông bắc: Địa hình chủ yếu là dãy núi cao trên 2000 m và 500 -2000 m.
- Phía tây nam:
+ Sơn nguyên A-rap có độ cao 500-2000m.
+ Các hoang mạc lớn (Xi-ri, Nê-phút, Rup-en Kha-li).
+ Dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Tây Nam.
- Ở giữa là đồng bằng châu thổ rộng lớn (dưới 500m).
Câu 7:
Ba miền địa hình của Nam Á gồm:
- Phía Bắc:
+ Hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao trên 2000m, chạy hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 – 400 km. Là ranh giới quan trọng giữa khu vực Nam Á và Trung Á.
+ Mùa đông, dãy Hi-ma-lay-a chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi cùng vĩ độ. Mùa hạ, gió Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.
- Miền giữa: Vùng đồng bằng châu thổ sông Ấn-Hằng rộng lớn và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 – 350 km.
- Phía Nam: Đại hình sơn nguyên Đê –can tương đối thấp, bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát tây, Gát Đông.
Câu 8:
- Các con sông chính của Nam Á:
+ Sông Ấn: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy hướng Bắc – Nam đổ ra biển A-rap.
+ Sông Hằng: bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra vịnh Ben-gan.
+ Sông Bra-ma-pút: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng đổ ra vịnh Ben-gan.
- Cảnh quan thiên nhiên Nam Á: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Câu 9: Điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.
* Phần đất liền
- Hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc
- Các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng bằng phẳng ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
Miền núi trẻ, nằm trong “vành đai núi lửa Thái Bình Dương”, thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh (Ví dụ: Nhật Bản)
* Phần hải đảo
Miền núi trẻ, nằm trong “vành đai núi lửa Thái Bình Dương”, thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh (Ví dụ: Nhật Bản)
Câu 10: Điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.
* Khí hậu: Nửa phía Đông phần đất liền và phần hải đảo
Trong năm có hai mùa gió khác nhau:
- Mùa đông: gió mùa tây bắc với thời tiết khô và lạnh (riêng Nhật Bản vẫn có mưa do gió qua biển).
- Mùa hạ: gió mùa đông nam từ biển vào thời tiết mát, ẩm, mưa nhiều.
* Cảnh quan
- Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
- Rừng cận nhiệt đới ẩm
* Khí hậu: Nửa phía Tây phần đất liền
- Khí hậu quanh năm khô hạn (do nằm sâu trong lục địa
* Cảnh quan:
- Thảo nguyên
- Hoang mạc và bán hoang mạc
vote 5*, cảm ơn và cho mình câu trả lời hay nhất nhaaaa
Câu 6,
Sự phân bố các dạng địa hình Tây Nam Á:
- Phía đông bắc: Địa hình chủ yếu là dãy núi cao trên 2000 m và 500 -2000 m.
- Phía tây nam:
+ Sơn nguyên A-rap có độ cao 500-2000m.
+ Các hoang mạc lớn (Xi-ri, Nê-phút, Rup-en Kha-li).
+ Dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Tây Nam.
- Ở giữa là đồng bằng châu thổ rộng lớn (dưới 500m).
Câu 7,
- Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.
- Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600 km, rộng trung bình từ 320 – 400km.
- Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250— 350km.
- Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông
Câu 8,
- Ở Nam Á, có các sông và cảnh quan:
- Các sông chính: Ấn, Hằng, Bra-ma-pút.
- Cảnh quan tự nhiên chính: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Câu 9,
Sự khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.
- Ở phần đất liền:
- Phía Tây có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng lớn
- Phía Đông là vùng núi đồi thấp xen các đồng bằng rộng lớn.
- Ở phần hải đảo: Địa hình là miền núi trẻ, thường có động đất và núi lửa
Câu 10,
– Nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo.
+ Khí hậu: trong năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh; riêng ở Nhật Bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa. Vào mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.
+ Cảnh quan: rừng là chủ yếu do có khí hậu gió mùa ẩm.
– Nửa phía tây phần đất liền (tức Tây Trung Quốc).
+ Khí hậu: do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn.
+ Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.
Chúc bạn học tốt !