Câu 57: Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỷ X- XVIII được biểu hiện như thế nào? Câu 58: Phân tích hệ quả tích cực và tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí? Câu 59: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Phân tích vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại Phương Đông? * Xã hội cổ đại phương Đông gồm có 2 tầng lớp chính. Đó là tầng lớp bị trị và tầng lớp thống trị. +Tầng lớp thống trị bao gồm: Quan lại và quý tộc. +Tầng lớp bị trị bao gồm: Nông dân công xã và nô lệ * Vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại Phương Đông? - Nhu cầu trị thuỷ đã khiến những người nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Các thành viên của công xã được gọi là nông dân công xã. - Nông dân công xã là thành phần đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. - Họ tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế. - Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lao dịch. Câu 60: Hãy trình bày tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Đường. Sự thay đổi bộ máy Nhà nước dưới thời nhà Đường nhằm mục đích gì?

2 câu trả lời

Câu 57: Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỷ X- XVIII được biểu hiện như thế nào?

- Từ nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển thịnh đạt nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a (1213 - 1527), Đại Việt (X - XV), Chăm-pa (X - XV), Cam-pu-chia từ thế kỉ IX, giữa thế kỷ XIV vương quốc Lan Xang (Lào) thành lập...

- Biểu hiện của sự phát triển:

+ Kinh tế: cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, thuốc nhuộm...), nhất là sản vật thiên nhiên (gỗ quý, hương liệu, gia vị…).

+ Chính trị: tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

+ Văn hóa: mỗi nước đã xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.

Câu 58: Phân tích hệ quả tích cực và tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí?

Tích cực:

- Kinh tế:

+Đem lại cho thương nhân Châu Âu những hương liệu qúy, kho vàng bạc, châu báu khổng lồ.

+ Thúc đẩy công nghiệp Châu Âu phát triển thành thị ở khu vực này phồn thịnh.

+ Mở con đường giao thông  buôn bán mới , thị trường quốc tế hình thành.

- Về tri thức khoa học:

+ Đem lại  hiểu biết mới về Trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới. 

+ Chấm dứt thời kì cách biệt đông –tây, tạo ra sự giao  lưu văn hóa giữa Đông và Tây.

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến tây âu và sự  ra đời của Chủ nghĩa tư bản.

Tiêu cực:

 Dẫn tới tình trạng buôn bán nô lệ, cướp bóc và chiến tranh xâm lược thuộc địa, mở đầu cho Chủ nghĩa thực dân ra đời.

Câu 59: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Phân tích vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại Phương Đông?

- Xã hội cổ đại phương Đông gồm có 2 tầng lớp chính. Đó là tầng lớp bị trị và tầng lớp thống trị.

+Tầng lớp thống trị bao gồm: Quan lại và quý tộc.

+Tầng lớp bị trị bao gồm: Nông dân công xã và nô lệ

- Vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại Phương Đông?

+ Nhu cầu trị thuỷ đã khiến những người nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Các thành viên của công xã được gọi là nông dân công xã.

+ Nông dân công xã là thành phần đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất.

+ Họ tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế.

- Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lao dịch.

Câu 60: Hãy trình bày tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Đường. Sự thay đổi bộ máy Nhà nước dưới thời nhà Đường nhằm mục đích gì?

- Nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị, Hoàng đế có uy quyền vô biên. Cùng với việc củng cố bộ máy triều đình, các hoàng đế nhà Đường đã thi hành hai việc đáng chú ý: Một là, cử người thân tín cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị vùng biên cương: hai là, đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan.

- Dưới thời Đường có sự thay đổi bộ máy nhà nước nhằm mục đích:

+ Nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế trong việc cai trị đất nước.

+ Làm cho tổ chức bộ máy Nhà nước hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương, tạo điều kiện tăng cường thế lực của chế độ phong kiến trung ương tập quyền.

Từ nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển thịnh đạt nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a (1213 - 1527), Đại Việt (X - XV), Chăm-pa (X - XV), Cam-pu-chia từ thế kỉ IX, giữa thế kỷ XIV vương quốc Lan Xang (Lào) thành lập...

- Biểu hiện của sự phát triển:

Kinh tế: cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, thuốc nhuộm...), nhất là sản vật thiên nhiên (gỗ quý, hương liệu, gia vị…).

Chính trị: tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

+ Văn hóa: mỗi nước đã xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm