Câu 5: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 12 đến 15: Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh) 5.1: Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào? A. Song hành B. Quy nạp C. Diễn dịch D. Bổ sung 5.2: Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? A. Đầu đoạn B. Cuối đoạn C. Giữa đoạn D. Cả đầu và cuối đoạn 5.3: Nêu nội dung chính của đoạn văn? A. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. B. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc. D. Xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc 5.4: Có thể dùng cụm từ “cuộc kháng chiến vĩ đại” làm từ ngữ chủ đề của đoạn văn trên được không? A. Có thể B. Không thể

2 câu trả lời

Câu 1 : C

C2: D

C3: A

C4: B

C 6: 

Tôi là con người sách vở, lớn lên từ sách vở. Giống như bất cứ đứa trẻ nào, các nhân vật yêu thích của tôi xuất thân từ những cuốn tiểu thuyết của R. L. Stivenson, Jack London, Daniel Defo, Michael Reed, người bạn đường vĩnh cửu của tuổi trẻ Jules Verne. Theo tôi, thức ăn tinh thần của con người không phải là sân khấu, cũng không phải là điện ảnh, mà trước hết chính là sách. Thông tin có thể lấy từ Internet hay sách giáo khoa. Nhưng chỉ có sách mới giáo dục tình cảm. Không phải vô cớ mà Flaubert đặt tên cho cuốn tiểu thuyết vĩ đại của mình là “Giáo dục tình cảm”.

Kẻ nào từ thuở bé không tập cho mình đọc sách, không biến đọc sách thành thói quen mà thiếu nó không thể sống, kẻ nào hành trình trong cuộc đời thiếu cuốn sách, - kẻ đó là con người uổng phí. Đó là niềm tin sâu sắc của tôi. Bởi vì các nhà giáo dục vĩ đại – nhà văn không tham gia vào việc giáo dục tinh thần của anh ta. “Tôi chịu ơn những cuốn sách về tất cả những gì tốt đẹp nhất trong tôi ” , - văn hào Gorky đã nói như vậy. Và tôi muốn nhắc lại những lời này.

Nhân tiện xin nói, chuyên môn đầu tiên của tôi - địa chất - cũng bắt đầu từ sách, và phần lớn các bộ phim của tôi đều dựa trên tác phẩm văn học. Vào cuối những năm 60, khi tôi hiểu rằng trẻ em Nga dần dần không đọc sách nữa, tôi quyết định trả lại cho các em những cuốn sách qua màn ảnh: Tôi làm phim “Robinson Crusoe”, “Những cuộc phiêu lưu của Tom Soyer, “Những đứa con của thuyền trưởng Grant”. Đến tận hôm nay tôi vẫn cho rằng cơ sở của điện ảnh là văn học, là nghệ thuật kịch. Và nếu một con người không đọc sách, không hành trình trong cuộc đời cùng với cuốn sách, nghĩa là anh ta không có thị hiếu, anh ta vô phương cứu chữa với tư cách một khán giả và không thể phân biệt nghệ thuật đích thực với giả tạo.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
15 giờ trước