Câu 46. Khí hậu nhiệt đới khô nóng ở cực Nam Trung Bộ rất thích hợp với việc phát triển của cây A. bông. B. mía. C. đậu tương. D. ca cao. Câu 47. Mùa mưa chính bắt đầu từ tháng VIII là nét đặc trưng về khí hậu của vùng A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 48. Đặc tính cơ bản của khối khí đầu mùa đông khi thổi đến nước ta là A. lạnh ẩm. B. nóng ẩm. C. nóng khô. D. lạnh khô. Câu 49. Đỉnh Phan-xi-păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có kiểu khí hậu là A. nhiệt đới. B. á nhiệt đới trên núi. C. ôn đới núi cao. D. cực đới. Câu 50. Cơ sở quan trọng nhất để phân chia khí hậu Việt Nam ra làm hai miền là A. dựa vào nhiệt độ. B. dựa vào lượng mưa. C. dựa vào độ ẩm. D. dựa vào độ cao địa hình.
2 câu trả lời
Câu 1: Đặc trưng cơ bản về khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.
B. tính chất nhiệt đới tăng dần theo hướng nam.
C. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh.
D. có một mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
Đáp án: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một mùa đông lạnh, ít mưa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Miền nào sau đây đặc trưng bởi khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt?
A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
B. Miền Tây Bắc và Đông Bắc Trung Bộ.
C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Cả 3 miền đều có đặc điểm khí hậu trên.
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên đặc trưng là khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt trong năm nhỏ và có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng chính là
A. tây bắc - đông nam.
B. tây nam - đông bắc
C. đông - tây.
D. bắc - nam.
Đáp án: Các dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy hướng Tây Bắc – Đông Nam: dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Đặc điểm cơ bản về địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan.
B. không có các sơn nguyên bóc mòn.
C. địa hình núi cao và đồ sộ nhất cả nước , hướng tây bắc – đông nam.
D. có dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam.
Đáp án: Địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan.
VD. Khối núi Kon Tum, cao nguyên Di Linh, Mơ Nông, Lâm Viên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. than đá, apatit.
B. đá vôi, quặng sắt.
C. dầu khí, bôxit.
D. thiếc, đá vôi.
Đáp án: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là dầu khí ở thền lục địa, bôxit ở Tây Nguyên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm.
B. đá vôi, quặng sắt, dầu mỏ, kẽm.
C. dầu khí, bôxit, titan, vật liệu xây dựng.
D. thiếc, đá vôi, apatit, sắt, crôm, dầu khí.
Đáp án: Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, apatit,…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không phải là
A. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. các dãy núi có hướng vòng cung.
C. gồm các bề mặt cao nguyên badan.
D. đồng bằng mở rộng.
Đáp án: Địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm:
- Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung.
- Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng về phía biển.
⇒ Nhận xét A, B, D đúng
⇒ Nhận xét không đúng về đặc trưng cơ bản của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: gồm các bề mặt cao nguyên badan.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Đặc điểm không đúng với thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Đai cao nhiệt đới hạ thấp
B. Có nhiều loại thực vật phương Bắc
C. Địa hình bờ biển ghồ ghề, đáy sâu
D. Khoáng sản chủ yếu là than đá, đá vôi, thiếc
Đáp án: Thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ở nước ta có đặc điểm là các dãy núi thấp chiếm ưu thế, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên đai cao nhiệt đới hạ thấp, địa hình bờ biển thấp phẳng, nơi có nhiều vịnh đảo, đáy biển nông. Các loại khoáng sản chủ yếu là than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có
A. đầy đủ ba đai khí hậu ở địa hình miền núi.
B. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển.
C. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
D. hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.
Đáp án: - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất cả nước (dãy Hoàng Liên Sơn) ⇒ có đầy đủ cả 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.
⇒ Nhận xét A đúng
- Miền có dải đồng bằng ven biển miền Trung nhỏ hẹp, địa hình nhiều dãy núi cao trên 2000m, hướng Tây Bắc – Đông Nam (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Hoàng Liên Sơn…)
⇒ Nhận xét B, C, D không đúng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không phải là:
A. đồi núi thấp chiếm ưu thế
B. các dãy núi có hướng vòng cung
C. địa hình bờ biển đa dạng
D. chủ yếu là các đồng bằng nhỏ, hẹp
Đáp án: Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi chạy theo hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều) và địa hình bờ biển đa dạng, các đồng bằng rộng lớn đang mở rộng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu cận xích đạo của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Nền nhiệt cao.
B. Biên độ nhiệt năm nhỏ.
C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 250C.
D. Hai mùa mưa – khô rõ rệt.
Đáp án: - Khí hậu cận xích đạo miền Nam Trung Bộ có đặc điểm: nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, hai mùa mưa – khô rõ rệt
⇒ Nhận xét A, B, D đúng
- Nhiệt độ TB năm của miền trên 250C ⇒ nhận xét C: nhiệt độ trung bình năm dưới 250C là Sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với các miền khác là:
A. Có đầy đủ ba đai khí hậu ở địa hình miền núi.
B. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển
C. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế
D. hướng núi nổi bật là hướng vòng cung
Đáp án: Đặc điểm nổi bật về thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với các miền khác là có đầy đủ ba đai khí hậu và chỉ duy nhất miền này có đầy đủ cả 3 đai khí hậu (đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Nhận xét nào không đúng với thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Đai cao nhiệt đới hạ thấp.
B. Có nhiều loại thực vật phương Bắc.
C. Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.
D. Khí hậu cận nhiệt đới biểu hiện phổ biến.
Đáp án: - Miền Bắc và ĐBBB địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên đai nhiệt đới hạ thấp, có các loài thực vật phương Bắc (từ Trung Quốc xuống), cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.
⇒ Nhận xét A, B, C đúng.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
⇒ Nhận xét: khí hậu cận nhiệt đới biểu hiện phổ biến là Sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Biểu hiện đúng với khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
A. Nền nhiệt thấp, mùa đông lạnh
B. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn
C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 250C
D. Có hai mùa mưa – khô rõ rệt
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm khí hậu là nền nhiệt độ cao với nhiệt độ trung bình năm trên 250C, biên độ nhiệt trong năm nhỏ do không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và có sự phân hóa mùa khô – mưa rất rõ rệt. Đặc biệt ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ thường thiếu nước vào mùa khô,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: So với miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có
A. ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.
B. tính chất nhiệt đới giảm dần.
C. nhiều loài thực vật cận xích đạo hơn.
D. đồng bằng mở rộng hơn.
Đáp án: Nhờ bức chắn địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ
⇒ miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Nguyên nhân khiến cho khí hậu của miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ lạnh hơn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là do:
A. Ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.
B. Nhờ bức chắn địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ
C. Tác động của các cánh cung hút gió mùa đông Bắc.
D. Địa hình chủ yếu là núi cao, cao nguyên.
Đáp án: Nguyên nhân khiến cho khí hậu của miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ lạnh hơn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là do miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình chạy theo hướng cánh cung đón gió (hút gió), đây cũng là miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và những đợt gió mùa cuối cùng thổi vào nước ta. Còn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bớt lạnh hơn là do có dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió mùa Đông Bắc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao.
B. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng tây bắc – đông nam.
C. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng vòng cung.
D. Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo...
Đáp án: - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Có địa hình cao nhất cả nước, thiên nhiên phân hóa đầy đủ ba đai cao ⇒ A đúng
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ gồm các dãy núi chạy hướng TB – ĐN ⇒ B đúng
Nhận xét địa hình núi hướng vòng cung là sai ⇒ C sai
- Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo ⇒ D đúng
⇒ Loại đáp án A, B, D
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Đặc điểm đúng với thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao
B. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi vòng cung
C. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi bằng phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo
D. Có mùa đông lạnh, đai cao nhiệt đới hạ thấp
Đáp án: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Có địa hình cao nhất cả nước, thiên nhiên phân hóa đầy đủ ba đai cao. Các dãy núi chạy hướng TB – ĐN và có nhiều bề mặt sơn nguyên đá badan xếp tầng. Như vậy, các ý B, C, D sai và chỉ có ý A đúng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về:
A. địa hình, khí hậu, thủy văn.
B. thủy văn, khí hậu, sinh vật
C. sinh vật, địa hình, đất đai.
D. đất đai, thủy văn, khí hậu.
Đáp án: - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về: địa hình, khí hậu, thủy văn.
+ Địa hình: Phía Đông là sườn dốc chênh vênh, kế bên có dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; sườn Tây là bề mặt các cao nguyên xếp tầng cao, đồ sộ, sườn thoải.
+ Khí hậu có sự đối lập giữa hai mùa mưa – khô: khi vùng đb ven biển phía Đông đón gió biển gây mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên bước vào mùa khô.
+ Thủy văn: phía Tây là thượng nguồn các con sông; phía Đông là vùng hạ lưu sông.
⇒ Nhận xét A đúng
- Đặc điểm sinh vật, đất đai cũng có sự khác nhau giữa hai miền nhưng không rõ rệt.
⇒ Loại đáp án B, C, D
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi không có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về:
A. sinh vật.
B. địa hình.
C. khí hậu.
D. thủy văn.
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về: địa hình, khí hậu, thủy văn. ⇒ loại B, C, D
- Địa hình: Phía Đông là sườn dốc chênh vênh, kế bên có dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; sườn Tây là bề mặt các cao nguyên xếp tầng cao, đồ sộ, sườn thoải.
- Khí hậu có sự đối lập giữa hai mùa mưa – khô: khi vùng đb ven biển phía Đông đón gió biển gây mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên bước vào mùa khô.
- Thủy văn: phía Tây là thượng nguồn các con sông; phía Đông là vùng hạ lưu sông.
- Về sinh vật nhìn chung sinh vật của sườn Đông và sườn Tây đều gồm những thành phần loại nhiệt đới chiếm ưu thế, phù hợp với nền khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nắng nóng quanh năm. ⇒ Chọn A
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. nhịp điệu mùa khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
B. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi thất thường, nhiều thiên tai.
C. nhiều thiên tai, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.
D. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, động đất.
Đáp án: Khí hậu với nhịp điệu mùa thất thường, thời tiết không ổn định là trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Trở ngại lớn nhất về khí hậu trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. nhịp điệu mùa khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định
B. chịu tác động trực tiếp của gió mùa đông bắc, mùa đông lạnh
C. trong năm có hai mùa rõ rệt, thời tiết không ổn định
D. nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai như bão, vòi rồng
Đáp án: Trở ngại lớn nhất về khí hậu trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là nhịp điệu mùa khí hậu thất thường năm rét đậm, năm mưa lớn, năm mưa nhỏ,… và sự thất thường không ổn định của thời tiết.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Loại thiên tai ít xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. bão lũ.
B. trượt lở đất.
C. sóng thần.
D. hạn hán.
Đáp án: Nước ta gần như không chịu ảnh hưởng của sóng thần.
⇒ Loại thiên tai ít ảnh hưởng tới miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là Sóng thần
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24: Thiên tai nào thường xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Hạn hán, bão lũ, trượt lở đất.
B. Triều cường, bão và sóng thần.
C. Hạn hán, động đất, núi lửa.
D. Sóng thần, bão lũ, trượt lở đất.
Đáp án: Ở nước ta hầu như không chịu ảnh hưởng của sóng thần, núi lửa ⇒ Ý B, C, D sai. Các hiên tai thường xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hạn hán, bão lũ, trượt lở đất,…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới do
A. vị trí nằm gần xích đạo.
B. không có gió mùa Đông Bắc.
C. nằm kề vùng biển ấm rộng lớn.
D. không có núi cao trên 2600m.
Đáp án: Ở nước ta, đai ôn đới núi cao hình thành ở độ cao trên 2600 m (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
⇒ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có địa hình dưới 2600m (đỉnh cao nhất là núi Ngọc Linh 2598m).
⇒ Không hình thành đai ôn đới núi cao.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Dãy núi nào là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao?
A. Hoàng Liên Sơn.
B. Ngọc Linh.
C. Pu Sam Sao.
D. Trường Sơn Bắc.
Đáp án: Ở nước ta, đai ôn đới núi cao hình thành ở độ cao trên 2600m nên chỉ có ở Hoàng Liên Sơn (vùng Tây Bắc) – Hoàng Liên Sơn cũng là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao. Còn ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có địa hình dưới 2600m với đỉnh cao nhất là núi Ngọc Linh 2598m nên chỉ có 2 đai cao (không có đai ôn đới núi cao).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
B. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.
C. bão lũ, trượt lở đất.
D. hạn hán, bão, lũ.
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ vào mùa khô thiếu nước nghiêm trọng
⇒ thiếu nước ngọt để thau chua rửa mặn đất ở Nam Bộ; thiếu nước tưới cho vùng đất khô cằn, hoang mạc hóa ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Miền nào ở nước ta thường thiếu nước rất nghiêm trọng vào mùa khô?
A. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
C. Miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ.
D. Cả nước.
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo và có sự phân mùa thành mùa mưa – khô sâu sắc nên mùa khô gây ra hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng. Các thiên tai như hạn hán, triều cường, xâm ngập mặn xảy ra thường xuyên ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ do thiếu nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 29: Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm
A. đến sớm và kết thúc muộn.
B. đến muộn và kết thúc sớm.
C. đến muộn và kết thúc muộn.
D. đến sớm và kết thúc sớm.
Đáp án: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ + nằm ở phía Bắc → vị trí đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc
⇒ mùa đông đến sớm.
+ địa hình với các cánh cung lớn mở rộng về phía Bắc và Đông.
⇒ tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu, mạnh ⇒ mùa đông kéo dài, kết thúc muộn.
⇒ Như vậy, miền có mùa đông đến sớm và kết thúc muôn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do:
A. miền Bắc có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
B. miền Bắc có địa cao hơn và không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
C. miền Nam có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
D. miền nam có địa hình cao hơn, nằm gần đường xích đạo.
Đáp án: Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do miền Bắc có địa hình cao hơn với các dãy núi chạy theo hướng vòng cung hút gió và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc. Còn miền Nam gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nếu có chịu ảnh hưởng thì khi gió mùa Đông Bắc thổi đến miền Nam chỉ còn dạng thời tiết se se lạnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh và kéo dài?
A. hướng các dãy núi và vị trí địa lý có vĩ độ cao nhất cả nước.
B. vị trí địa lý nằm gần chí tuyến Bắc.
C. vị trí địa lí giáp Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ.
D. hướng nghiêng của địa hình (cao ở tây bắc và thấp dần về phía nam, đông nam).
Câu 32: Hướng các dãy núi là nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông
A. đến muộn nhưng rất lạnh.
B. đến sớm nhưng bớt lạnh.
C. lạnh và kéo dài.
D. khô, ẩm và ngắn.
Câu 33: Nguyên nhân cơ bản khiến vùng núi phía nam Tây Bắc và có mùa đông bớt lạnh hơn so với vùng núi Đông Bắc là
A. ảnh hưởng của gió Tín phong.
B. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đến sớm và hướng địa hình.
C. áp thấp nóng phía tây từ Ấn Độ - Mianma lấn sang.
D. độ cao địa hình và hướng núi.
Câu 34: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm:
A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.
B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây.
C. mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn.
D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa
Câu 1: Đặc trưng cơ bản về khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.
B. tính chất nhiệt đới tăng dần theo hướng nam.
C. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh.
D. có một mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
Đáp án: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một mùa đông lạnh, ít mưa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Miền nào sau đây đặc trưng bởi khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt?
A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
B. Miền Tây Bắc và Đông Bắc Trung Bộ.
C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Cả 3 miền đều có đặc điểm khí hậu trên.
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên đặc trưng là khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt trong năm nhỏ và có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng chính là
A. tây bắc - đông nam.
B. tây nam - đông bắc
C. đông - tây.
D. bắc - nam.
Đáp án: Các dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy hướng Tây Bắc – Đông Nam: dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Đặc điểm cơ bản về địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan.
B. không có các sơn nguyên bóc mòn.
C. địa hình núi cao và đồ sộ nhất cả nước , hướng tây bắc – đông nam.
D. có dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam.
Đáp án: Địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan.
VD. Khối núi Kon Tum, cao nguyên Di Linh, Mơ Nông, Lâm Viên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. than đá, apatit.
B. đá vôi, quặng sắt.
C. dầu khí, bôxit.
D. thiếc, đá vôi.
Đáp án: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là dầu khí ở thền lục địa, bôxit ở Tây Nguyên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm.
B. đá vôi, quặng sắt, dầu mỏ, kẽm.
C. dầu khí, bôxit, titan, vật liệu xây dựng.
D. thiếc, đá vôi, apatit, sắt, crôm, dầu khí.
Đáp án: Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, apatit,…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không phải là
A. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. các dãy núi có hướng vòng cung.
C. gồm các bề mặt cao nguyên badan.
D. đồng bằng mở rộng.
Đáp án: Địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm:
- Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung.
- Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng về phía biển.
⇒ Nhận xét A, B, D đúng
⇒ Nhận xét không đúng về đặc trưng cơ bản của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: gồm các bề mặt cao nguyên badan.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Đặc điểm không đúng với thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Đai cao nhiệt đới hạ thấp
B. Có nhiều loại thực vật phương Bắc
C. Địa hình bờ biển ghồ ghề, đáy sâu
D. Khoáng sản chủ yếu là than đá, đá vôi, thiếc
Đáp án: Thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ở nước ta có đặc điểm là các dãy núi thấp chiếm ưu thế, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên đai cao nhiệt đới hạ thấp, địa hình bờ biển thấp phẳng, nơi có nhiều vịnh đảo, đáy biển nông. Các loại khoáng sản chủ yếu là than đá, đá vôi, thiếc, chì, kẽm,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có
A. đầy đủ ba đai khí hậu ở địa hình miền núi.
B. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển.
C. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
D. hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.
Đáp án: - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất cả nước (dãy Hoàng Liên Sơn) ⇒ có đầy đủ cả 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.
⇒ Nhận xét A đúng
- Miền có dải đồng bằng ven biển miền Trung nhỏ hẹp, địa hình nhiều dãy núi cao trên 2000m, hướng Tây Bắc – Đông Nam (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Hoàng Liên Sơn…)
⇒ Nhận xét B, C, D không đúng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không phải là:
A. đồi núi thấp chiếm ưu thế
B. các dãy núi có hướng vòng cung
C. địa hình bờ biển đa dạng
D. chủ yếu là các đồng bằng nhỏ, hẹp
Đáp án: Đặc trưng cơ bản về địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi chạy theo hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều) và địa hình bờ biển đa dạng, các đồng bằng rộng lớn đang mở rộng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu cận xích đạo của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Nền nhiệt cao.
B. Biên độ nhiệt năm nhỏ.
C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 250C.
D. Hai mùa mưa – khô rõ rệt.
Đáp án: - Khí hậu cận xích đạo miền Nam Trung Bộ có đặc điểm: nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, hai mùa mưa – khô rõ rệt
⇒ Nhận xét A, B, D đúng
- Nhiệt độ TB năm của miền trên 250C ⇒ nhận xét C: nhiệt độ trung bình năm dưới 250C là Sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với các miền khác là:
A. Có đầy đủ ba đai khí hậu ở địa hình miền núi.
B. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển
C. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế
D. hướng núi nổi bật là hướng vòng cung
Đáp án: Đặc điểm nổi bật về thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với các miền khác là có đầy đủ ba đai khí hậu và chỉ duy nhất miền này có đầy đủ cả 3 đai khí hậu (đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Nhận xét nào không đúng với thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Đai cao nhiệt đới hạ thấp.
B. Có nhiều loại thực vật phương Bắc.
C. Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.
D. Khí hậu cận nhiệt đới biểu hiện phổ biến.
Đáp án: - Miền Bắc và ĐBBB địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên đai nhiệt đới hạ thấp, có các loài thực vật phương Bắc (từ Trung Quốc xuống), cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.
⇒ Nhận xét A, B, C đúng.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
⇒ Nhận xét: khí hậu cận nhiệt đới biểu hiện phổ biến là Sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Biểu hiện đúng với khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
A. Nền nhiệt thấp, mùa đông lạnh
B. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn
C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 250C
D. Có hai mùa mưa – khô rõ rệt
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm khí hậu là nền nhiệt độ cao với nhiệt độ trung bình năm trên 250C, biên độ nhiệt trong năm nhỏ do không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và có sự phân hóa mùa khô – mưa rất rõ rệt. Đặc biệt ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ thường thiếu nước vào mùa khô,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: So với miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có
A. ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.
B. tính chất nhiệt đới giảm dần.
C. nhiều loài thực vật cận xích đạo hơn.
D. đồng bằng mở rộng hơn.
Đáp án: Nhờ bức chắn địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ
⇒ miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Nguyên nhân khiến cho khí hậu của miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ lạnh hơn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là do:
A. Ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.
B. Nhờ bức chắn địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ
C. Tác động của các cánh cung hút gió mùa đông Bắc.
D. Địa hình chủ yếu là núi cao, cao nguyên.
Đáp án: Nguyên nhân khiến cho khí hậu của miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ lạnh hơn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là do miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình chạy theo hướng cánh cung đón gió (hút gió), đây cũng là miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và những đợt gió mùa cuối cùng thổi vào nước ta. Còn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bớt lạnh hơn là do có dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió mùa Đông Bắc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao.
B. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng tây bắc – đông nam.
C. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng vòng cung.
D. Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo...
Đáp án: - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Có địa hình cao nhất cả nước, thiên nhiên phân hóa đầy đủ ba đai cao ⇒ A đúng
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ gồm các dãy núi chạy hướng TB – ĐN ⇒ B đúng
Nhận xét địa hình núi hướng vòng cung là sai ⇒ C sai
- Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo ⇒ D đúng
⇒ Loại đáp án A, B, D
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Đặc điểm đúng với thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao
B. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi vòng cung
C. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi bằng phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo
D. Có mùa đông lạnh, đai cao nhiệt đới hạ thấp
Đáp án: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Có địa hình cao nhất cả nước, thiên nhiên phân hóa đầy đủ ba đai cao. Các dãy núi chạy hướng TB – ĐN và có nhiều bề mặt sơn nguyên đá badan xếp tầng. Như vậy, các ý B, C, D sai và chỉ có ý A đúng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về:
A. địa hình, khí hậu, thủy văn.
B. thủy văn, khí hậu, sinh vật
C. sinh vật, địa hình, đất đai.
D. đất đai, thủy văn, khí hậu.
Đáp án: - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về: địa hình, khí hậu, thủy văn.
+ Địa hình: Phía Đông là sườn dốc chênh vênh, kế bên có dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; sườn Tây là bề mặt các cao nguyên xếp tầng cao, đồ sộ, sườn thoải.
+ Khí hậu có sự đối lập giữa hai mùa mưa – khô: khi vùng đb ven biển phía Đông đón gió biển gây mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên bước vào mùa khô.
+ Thủy văn: phía Tây là thượng nguồn các con sông; phía Đông là vùng hạ lưu sông.
⇒ Nhận xét A đúng
- Đặc điểm sinh vật, đất đai cũng có sự khác nhau giữa hai miền nhưng không rõ rệt.
⇒ Loại đáp án B, C, D
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi không có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về:
A. sinh vật.
B. địa hình.
C. khí hậu.
D. thủy văn.
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về: địa hình, khí hậu, thủy văn. ⇒ loại B, C, D
- Địa hình: Phía Đông là sườn dốc chênh vênh, kế bên có dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp; sườn Tây là bề mặt các cao nguyên xếp tầng cao, đồ sộ, sườn thoải.
- Khí hậu có sự đối lập giữa hai mùa mưa – khô: khi vùng đb ven biển phía Đông đón gió biển gây mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên bước vào mùa khô.
- Thủy văn: phía Tây là thượng nguồn các con sông; phía Đông là vùng hạ lưu sông.
- Về sinh vật nhìn chung sinh vật của sườn Đông và sườn Tây đều gồm những thành phần loại nhiệt đới chiếm ưu thế, phù hợp với nền khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nắng nóng quanh năm. ⇒ Chọn A
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. nhịp điệu mùa khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
B. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi thất thường, nhiều thiên tai.
C. nhiều thiên tai, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.
D. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, động đất.
Đáp án: Khí hậu với nhịp điệu mùa thất thường, thời tiết không ổn định là trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Trở ngại lớn nhất về khí hậu trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
A. nhịp điệu mùa khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định
B. chịu tác động trực tiếp của gió mùa đông bắc, mùa đông lạnh
C. trong năm có hai mùa rõ rệt, thời tiết không ổn định
D. nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai như bão, vòi rồng
Đáp án: Trở ngại lớn nhất về khí hậu trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là nhịp điệu mùa khí hậu thất thường năm rét đậm, năm mưa lớn, năm mưa nhỏ,… và sự thất thường không ổn định của thời tiết.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Loại thiên tai ít xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. bão lũ.
B. trượt lở đất.
C. sóng thần.
D. hạn hán.
Đáp án: Nước ta gần như không chịu ảnh hưởng của sóng thần.
⇒ Loại thiên tai ít ảnh hưởng tới miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là Sóng thần
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24: Thiên tai nào thường xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Hạn hán, bão lũ, trượt lở đất.
B. Triều cường, bão và sóng thần.
C. Hạn hán, động đất, núi lửa.
D. Sóng thần, bão lũ, trượt lở đất.
Đáp án: Ở nước ta hầu như không chịu ảnh hưởng của sóng thần, núi lửa ⇒ Ý B, C, D sai. Các hiên tai thường xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hạn hán, bão lũ, trượt lở đất,…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới do
A. vị trí nằm gần xích đạo.
B. không có gió mùa Đông Bắc.
C. nằm kề vùng biển ấm rộng lớn.
D. không có núi cao trên 2600m.
Đáp án: Ở nước ta, đai ôn đới núi cao hình thành ở độ cao trên 2600 m (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
⇒ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có địa hình dưới 2600m (đỉnh cao nhất là núi Ngọc Linh 2598m).
⇒ Không hình thành đai ôn đới núi cao.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Dãy núi nào là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao?
A. Hoàng Liên Sơn.
B. Ngọc Linh.
C. Pu Sam Sao.
D. Trường Sơn Bắc.
Đáp án: Ở nước ta, đai ôn đới núi cao hình thành ở độ cao trên 2600m nên chỉ có ở Hoàng Liên Sơn (vùng Tây Bắc) – Hoàng Liên Sơn cũng là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao. Còn ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có địa hình dưới 2600m với đỉnh cao nhất là núi Ngọc Linh 2598m nên chỉ có 2 đai cao (không có đai ôn đới núi cao).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
B. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.
C. bão lũ, trượt lở đất.
D. hạn hán, bão, lũ.
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ vào mùa khô thiếu nước nghiêm trọng
⇒ thiếu nước ngọt để thau chua rửa mặn đất ở Nam Bộ; thiếu nước tưới cho vùng đất khô cằn, hoang mạc hóa ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Miền nào ở nước ta thường thiếu nước rất nghiêm trọng vào mùa khô?
A. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
C. Miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ.
D. Cả nước.
Đáp án: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo và có sự phân mùa thành mùa mưa – khô sâu sắc nên mùa khô gây ra hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng. Các thiên tai như hạn hán, triều cường, xâm ngập mặn xảy ra thường xuyên ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ do thiếu nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 29: Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm
A. đến sớm và kết thúc muộn.
B. đến muộn và kết thúc sớm.
C. đến muộn và kết thúc muộn.
D. đến sớm và kết thúc sớm.
Đáp án: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ + nằm ở phía Bắc → vị trí đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc
⇒ mùa đông đến sớm.
+ địa hình với các cánh cung lớn mở rộng về phía Bắc và Đông.
⇒ tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu, mạnh ⇒ mùa đông kéo dài, kết thúc muộn.
⇒ Như vậy, miền có mùa đông đến sớm và kết thúc muôn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do:
A. miền Bắc có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
B. miền Bắc có địa cao hơn và không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
C. miền Nam có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
D. miền nam có địa hình cao hơn, nằm gần đường xích đạo.
Đáp án: Nguyên nhân chính làm cho đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam là do miền Bắc có địa hình cao hơn với các dãy núi chạy theo hướng vòng cung hút gió và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc. Còn miền Nam gần như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nếu có chịu ảnh hưởng thì khi gió mùa Đông Bắc thổi đến miền Nam chỉ còn dạng thời tiết se se lạnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh và kéo dài?
A. hướng các dãy núi và vị trí địa lý có vĩ độ cao nhất cả nước.
B. vị trí địa lý nằm gần chí tuyến Bắc.
C. vị trí địa lí giáp Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ.
D. hướng nghiêng của địa hình (cao ở tây bắc và thấp dần về phía nam, đông nam).
Đáp án: - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở phía Bắc, có vị trí địa lí nằm ở vĩ độ cao nhất nước ta → là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc tràn vào lãnh thổ.
- Mặt khác, địa hình của miền có các cánh cung mở rộng về phía Bắc và phía Đông
⇒ tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu, mạnh ⇒ miền có mùa đông lạnh và kéo dài
Đáp án cần chọn là: A
Câu 32: Hướng các dãy núi là nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông
A. đến muộn nhưng rất lạnh.
B. đến sớm nhưng bớt lạnh.
C. lạnh và kéo dài.
D. khô, ẩm và ngắn.
Đáp án: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở phía Bắc có các cánh cung mở rộng về phía Bắc và Đông tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu, mạnh ⇒ miền có mùa đông lạnh và kéo dài (đến sớm và kết thúc muộn).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33: Nguyên nhân cơ bản khiến vùng núi phía nam Tây Bắc và có mùa đông bớt lạnh hơn so với vùng núi Đông Bắc là
A. ảnh hưởng của gió Tín phong.
B. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đến sớm và hướng địa hình.
C. áp thấp nóng phía tây từ Ấn Độ - Mianma lấn sang.
D. độ cao địa hình và hướng núi.
Đáp án: Vùng núi Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng Tây Bắc - Đông Nam
⇒ tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh và tràn sang phía Tây.
⇒ Làm cho khí hậu khu vực phía nam Tây Bắc có mùa đông ấm hơn so với Đông Bắc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm:
A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.
B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây.
C. mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn.
D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
Đáp án: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn do vùng Đông Bắc là vùng chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên và những đợt gió mùa Đông Bắc cuối cùng thổi vào nước ta. Còn Tây Bắc có dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió nên mùa đông đến muộn nhưng lại kết thúc sớm.
Đáp án cần chọn là: C