Câu 4: Vì sao nói, Tố Hữu là người viết lịch sử Việt Nam hiện đại bằng thơ?
2 câu trả lời
Nhà thơ cách mạng
Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4-10-1920, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đang bùng lên mạnh mẽ trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, Tố Hữu đã mau chóng tiếp thu lý tưởng cộng sản và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Năm 1938, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4-1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở nhiều nhà lao các tỉnh miền Trung -Tây Nguyên. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục, tìm về gây cơ sở và chắp nối liên lạc với tổ chức Đảng ở tỉnh Thanh Hóa.
Trong thời kỳ kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu đảm nhận vai trò Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Năm 1947, ông được điều động ra Việt Bắc phụ trách công tác văn nghệ. Tố Hữu tham gia Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam từ khi thành lập (1948), sau đó ông đã lần lượt giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt trên mặt trận tư tưởng, tuyên truyền, văn hóa: Trưởng ban Tuyên huấn, Trưởng ban Khoa giáo, Trưởng ban Thống nhất, Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), Tố Hữu được bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ cương vị Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng (1981-1986).
Sự nghiệp thi ca của Tố Hữu bắt đầu gần như cùng lúc với con đường hoạt động cách mạng của ông. Trong lời tự bạch, in trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, nhà thơ Tố Hữu viết: “Suốt đời, tôi phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và lý tưởng cộng sản. Cùng với hoạt động cách mạng, tôi làm thơ cũng vì sự nghiệp cách mạng. Đối với tôi: “Trăm năm duyên kiếp: Đảng và Thơ”.
Có người đã từng ví, thơ Tố Hữu đã “vẽ” lại bức tranh lịch sử của cách mạng nhân dân Việt Nam thông qua các chặng đường hoạt động của người chiến sĩ cộng sản Tố Hữu. Mỗi tập thơ của ông gắn với một giai đoạn lịch sử của dân tộc, từ khi ông giác ngộ cách mạng những năm 1937, cho đến khi đất nước giành độc lập, rồi trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cho đến ngày thống nhất đất nước…
Quả thực, kể từ những vần thơ ông sáng tác từ khi còn rất trẻ, trong tập thơ “Từ ấy” (l937 - l946), đã cho thấy một trái tim đầy nhiệt huyết với lý tưởng cách mạng của ông: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim/ Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”. Cho đến những bài thơ trong các tập thơ sau này của ông như “Việt Bắc” (1947 - 1954), “Gió lộng” (1955 - 1961), “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và Hoa” (1972 - 1977)…, ông đều viết về cuộc cách mạng và tình yêu của ông dành cho quê hương, cho đất nước và con người Việt Nam.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế phát hành Bộ tem đặc biệt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu.
Tố Hữu có biệt tài mà không phải nhà thơ nào cũng làm được, đó là dù viết về Đảng, về cách mạng và cuộc chiến tranh, nhưng thơ ông không hề cứng nhắc mà luôn tha thiết và thấm đẫm tình người. Ngay cả những câu viết về vấn đề chính trị tưởng chừng sẽ bị khô khan vậy mà vẫn được Tố Hữu viết một cách đằm thắm và chân thành: “Ở đâu u ám quân thù/ Nhìn lên Việt Bắc, cụ Hồ sáng soi/ Ở đâu đau đớn giống nòi/ Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”.
Có thể nói, dọc theo chiều dài lịch sử cách mạng, thơ Tố Hữu luôn khích lệ, cổ vũ quần chúng đứng lên đấu tranh. Ngoài những bài thơ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu còn viết về những số phận, những cuộc đời đau khổ, lên án xã hội phong kiến bất công cùng với nạn giặc ngoại xâm đã đẩy cuộc sống của người dân lao động đến bần cùng, khổ sở…
Với những đóng góp của mình, nhà thơ Tố Hữu đã được nhận các giải thưởng văn học: Giải Nhất giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 cho tập thơ “Việt Bắc”, Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1996, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I năm 1996. Đảng và Chính phủ đã ghi nhận những đóng góp to lớn của Tố Hữu bằng những phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Trọn vẹn tình yêu quê hương, đất nước
Giáo sư Phong Lê, một trong những nhà phê bình văn học Việt Nam hiện đại khẳng định: Tố Hữu là nhà thơ luôn luôn hiện diện trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Với nhà thơ Tố Hữu, sự nghiệp thơ của ông gắn bó và song hành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. “Cũng có thể nói, Tố Hữu là ca sĩ sớm nhất và lớn nhất, có thanh âm vang ngân nhất trong bản hợp ca cách mạng của nhân dân”, Giáo sư Phong Lê nói.
Theo Giáo sư Phong Lê, nếu như tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu viết trong hoàn cảnh đất nước còn trong tình cảnh nô lệ, thì “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Việt Nam - máu và hoa” là bản hợp ca, rồi tráng ca của một dân tộc anh hùng không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, trước bất cứ khó khăn, gian khổ nào để giành cho được độc lập, tự do. Trong đó, “Gió lộng” là tiếng ca vui, vừa hào sảng vừa tha thiết của đất nước trong buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn “Ra trận” lại chuyển từ bản hợp ca vui trong “Gió lộng” đến bản tráng ca hùng vĩ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong thơ Tố Hữu, những hình ảnh của những bé Lượm, bà bủ, bà bầm, cô gái phá đường, anh Vệ quốc quân dưới chân Đèo Nhe..., tất cả đều gần gũi, quen thuộc, nhưng qua cái nhìn yêu thương, trân trọng và cảm phục của nhà thơ, những con người bình thường, cụ thể đó bỗng được nâng lên thành biểu tượng của Nhân dân, của Tổ quốc.
Khi viết về Bác Hồ, nhà thơ Tố Hữu đã có những vần thơ đại diện tiêu biểu nhất cho tình cảm của hàng triệu con tim Việt Nam đối với lãnh tụ dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giáo sư Phong Lê khẳng định: Chưa ai, và chẳng thể ai vượt được Tố Hữu, người đón nhận và chuyển tải được một cách kịp thời đến thế, mối giao cảm lớn lao và thống thiết đến thế của nhân dân Việt Nam trong ngày Bác mất, qua bài thơ “Bác ơi!” (1969). Chưa ai, và cũng chẳng ai thay thế được Tố Hữu trong sự kết hợp tự nhiên, như không thể khác được, hành trình dân tộc qua hành trình một con người, như trong “Theo chân Bác” (1970)…
Theo Giáo sư Phong Lê, từ tập thơ “Từ ấy” cho đến tập thơ “Máu và Hoa”, nhà thơ Tố Hữu đã là người thể hiện được trọn vẹn nhất tình yêu quê hương, đất nước; thể hiện được đậm đà nhất sự gắn bó sắt son, chung thủy với Đảng, với cách mạng.
Khi đất nước chuyển vào thời kỳ đổi mới, Tố Hữu đã cho ra mắt tập thơ “Một tiếng đờn” (1978 - 1992) và “Ta với ta” (1993 - 2000). Ở hai tập thơ này, đã có một tiếng nói mới, một giọng điệu mới nơi Tố Hữu. Giáo sư Phong Lê cho rằng, nếu trước đây, tiếng thơ của Tố Hữu là tiếng nói lớn với đời, nói với lòng tin, thì lúc này, đã có lúc ông nói với mình, như một cách dặn lòng. Ông đã thôi là người lĩnh xướng (hoặc chỉ huy) trong các hợp ca mà chuyển về tư thế của người đơn ca . Độc giả cũng đã thấy trong thơ ông xuất hiện nỗi buồn. Nhưng dù vậy, ở cả hai tập thơ này, nhà thơ Tố Hữu vẫn kiên trì và chung thủy với những gì ông đã được xác định từ "Từ ấy".
“Với Tố Hữu, trong đơn ca, ông vẫn là ông. Vẫn là ông, trong suốt hành trình hơn sáu mươi năm. Ông không thay giọng, không chuyển giọng. Còn cuộc đời sau một cuộc cách mạng vĩ đại và hơn ba mươi năm chiến tranh khốc liệt lại đang đi vào cuộc sống thời bình với những buồn vui, những lo toan muôn thuở”, Giáo sư Phong Lê đánh giá.
Năm 2020, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu, độc giả cả nước lại nhớ đến ông, nhớ đến những dòng thơ đầy nhiệt huyết và luôn là sức mạnh tinh thần của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau
Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4-10-1920, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đang bùng lên mạnh mẽ trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, Tố Hữu đã mau chóng tiếp thu lý tưởng cộng sản và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Năm 1938, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4-1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở nhiều nhà lao các tỉnh miền Trung -Tây Nguyên. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục, tìm về gây cơ sở và chắp nối liên lạc với tổ chức Đảng ở tỉnh Thanh Hóa.
Trong thời kỳ kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu đảm nhận vai trò Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Năm 1947, ông được điều động ra Việt Bắc phụ trách công tác văn nghệ. Tố Hữu tham gia Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam từ khi thành lập (1948), sau đó ông đã lần lượt giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt trên mặt trận tư tưởng, tuyên truyền, văn hóa: Trưởng ban Tuyên huấn, Trưởng ban Khoa giáo, Trưởng ban Thống nhất, Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), Tố Hữu được bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ cương vị Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng (1981-1986).
Sự nghiệp thi ca của Tố Hữu bắt đầu gần như cùng lúc với con đường hoạt động cách mạng của ông. Trong lời tự bạch, in trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, nhà thơ Tố Hữu viết: “Suốt đời, tôi phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và lý tưởng cộng sản. Cùng với hoạt động cách mạng, tôi làm thơ cũng vì sự nghiệp cách mạng. Đối với tôi: “Trăm năm duyên kiếp: Đảng và Thơ”.
Có người đã từng ví, thơ Tố Hữu đã “vẽ” lại bức tranh lịch sử của cách mạng nhân dân Việt Nam thông qua các chặng đường hoạt động của người chiến sĩ cộng sản Tố Hữu. Mỗi tập thơ của ông gắn với một giai đoạn lịch sử của dân tộc, từ khi ông giác ngộ cách mạng những năm 1937, cho đến khi đất nước giành độc lập, rồi trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cho đến ngày thống nhất đất nước…
Quả thực, kể từ những vần thơ ông sáng tác từ khi còn rất trẻ, trong tập thơ “Từ ấy” (l937 - l946), đã cho thấy một trái tim đầy nhiệt huyết với lý tưởng cách mạng của ông: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim/ Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”. Cho đến những bài thơ trong các tập thơ sau này của ông như “Việt Bắc” (1947 - 1954), “Gió lộng” (1955 - 1961), “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và Hoa” (1972 - 1977)…, ông đều viết về cuộc cách mạng và tình yêu của ông dành cho quê hương, cho đất nước và con người Việt Nam.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế phát hành Bộ tem đặc biệt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu.
Tố Hữu có biệt tài mà không phải nhà thơ nào cũng làm được, đó là dù viết về Đảng, về cách mạng và cuộc chiến tranh, nhưng thơ ông không hề cứng nhắc mà luôn tha thiết và thấm đẫm tình người. Ngay cả những câu viết về vấn đề chính trị tưởng chừng sẽ bị khô khan vậy mà vẫn được Tố Hữu viết một cách đằm thắm và chân thành: “Ở đâu u ám quân thù/ Nhìn lên Việt Bắc, cụ Hồ sáng soi/ Ở đâu đau đớn giống nòi/ Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”.
Có thể nói, dọc theo chiều dài lịch sử cách mạng, thơ Tố Hữu luôn khích lệ, cổ vũ quần chúng đứng lên đấu tranh. Ngoài những bài thơ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu còn viết về những số phận, những cuộc đời đau khổ, lên án xã hội phong kiến bất công cùng với nạn giặc ngoại xâm đã đẩy cuộc sống của người dân lao động đến bần cùng, khổ sở…
Với những đóng góp của mình, nhà thơ Tố Hữu đã được nhận các giải thưởng văn học: Giải Nhất giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 cho tập thơ “Việt Bắc”, Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1996, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I năm 1996. Đảng và Chính phủ đã ghi nhận những đóng góp to lớn của Tố Hữu bằng những phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Trọn vẹn tình yêu quê hương, đất nước
Giáo sư Phong Lê, một trong những nhà phê bình văn học Việt Nam hiện đại khẳng định: Tố Hữu là nhà thơ luôn luôn hiện diện trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Với nhà thơ Tố Hữu, sự nghiệp thơ của ông gắn bó và song hành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. “Cũng có thể nói, Tố Hữu là ca sĩ sớm nhất và lớn nhất, có thanh âm vang ngân nhất trong bản hợp ca cách mạng của nhân dân”, Giáo sư Phong Lê nói.
Theo Giáo sư Phong Lê, nếu như tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu viết trong hoàn cảnh đất nước còn trong tình cảnh nô lệ, thì “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Việt Nam - máu và hoa” là bản hợp ca, rồi tráng ca của một dân tộc anh hùng không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào, trước bất cứ khó khăn, gian khổ nào để giành cho được độc lập, tự do. Trong đó, “Gió lộng” là tiếng ca vui, vừa hào sảng vừa tha thiết của đất nước trong buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Còn “Ra trận” lại chuyển từ bản hợp ca vui trong “Gió lộng” đến bản tráng ca hùng vĩ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong thơ Tố Hữu, những hình ảnh của những bé Lượm, bà bủ, bà bầm, cô gái phá đường, anh Vệ quốc quân dưới chân Đèo Nhe..., tất cả đều gần gũi, quen thuộc, nhưng qua cái nhìn yêu thương, trân trọng và cảm phục của nhà thơ, những con người bình thường, cụ thể đó bỗng được nâng lên thành biểu tượng của Nhân dân, của Tổ quốc.
Khi viết về Bác Hồ, nhà thơ Tố Hữu đã có những vần thơ đại diện tiêu biểu nhất cho tình cảm của hàng triệu con tim Việt Nam đối với lãnh tụ dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giáo sư Phong Lê khẳng định: Chưa ai, và chẳng thể ai vượt được Tố Hữu, người đón nhận và chuyển tải được một cách kịp thời đến thế, mối giao cảm lớn lao và thống thiết đến thế của nhân dân Việt Nam trong ngày Bác mất, qua bài thơ “Bác ơi!” (1969). Chưa ai, và cũng chẳng ai thay thế được Tố Hữu trong sự kết hợp tự nhiên, như không thể khác được, hành trình dân tộc qua hành trình một con người, như trong “Theo chân Bác” (1970)…
Theo Giáo sư Phong Lê, từ tập thơ “Từ ấy” cho đến tập thơ “Máu và Hoa”, nhà thơ Tố Hữu đã là người thể hiện được trọn vẹn nhất tình yêu quê hương, đất nước; thể hiện được đậm đà nhất sự gắn bó sắt son, chung thủy với Đảng, với cách mạng.
Khi đất nước chuyển vào thời kỳ đổi mới, Tố Hữu đã cho ra mắt tập thơ “Một tiếng đờn” (1978 - 1992) và “Ta với ta” (1993 - 2000). Ở hai tập thơ này, đã có một tiếng nói mới, một giọng điệu mới nơi Tố Hữu. Giáo sư Phong Lê cho rằng, nếu trước đây, tiếng thơ của Tố Hữu là tiếng nói lớn với đời, nói với lòng tin, thì lúc này, đã có lúc ông nói với mình, như một cách dặn lòng. Ông đã thôi là người lĩnh xướng (hoặc chỉ huy) trong các hợp ca mà chuyển về tư thế của người đơn ca . Độc giả cũng đã thấy trong thơ ông xuất hiện nỗi buồn. Nhưng dù vậy, ở cả hai tập thơ này, nhà thơ Tố Hữu vẫn kiên trì và chung thủy với những gì ông đã được xác định từ "Từ ấy".
“Với Tố Hữu, trong đơn ca, ông vẫn là ông. Vẫn là ông, trong suốt hành trình hơn sáu mươi năm. Ông không thay giọng, không chuyển giọng. Còn cuộc đời sau một cuộc cách mạng vĩ đại và hơn ba mươi năm chiến tranh khốc liệt lại đang đi vào cuộc sống thời bình với những buồn vui, những lo toan muôn thuở”, Giáo sư Phong Lê đánh giá.
Năm 2020, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu, độc giả cả nước lại nhớ đến ông, nhớ đến những dòng thơ đầy nhiệt huyết và luôn là sức mạnh tinh thần của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau
thấy hay vote 5* và 5 tim nhoa!